'Nạn nhân' đầu tiên do biến đổi khí hậu
Theo một nghiên cứu về biến đổi khí hậu mới đây, hòn đảo Carteret ở Thái Bình Dương sẽ trở thành "nạn nhân" đầu tiên trên thế giới do hiện tượng nóng lên lên toàn cầu khi các nhà khoa học dự đoán hòn đảo này có thể bị nhấn chìm hoàn toàn vào năm 2015 do mực nước biển dâng.
Nước biển sẽ nhấn chìm hòn đảo này sớm hơn cả - Ảnh: Roland Hancock
Đảo Carteret tuyệt đẹp được đặt tên theo nhà thám hiểu châu Âu đã khám phá ra nơi đây từ năm 1767, với hình dáng như một chiếc móng ngựa, gồm nhiều hòn đảo nhỏ thấp dưới mặt dưới biển. Nhưng với mực nước biển dâng như hiện nay, hòn đảo được mạnh danh là thiên đường du lịch trên Thái Bình Dương đang có nguy cơ trở thành nạn nhân đầu tiên của mực nước biển dâng. Một nghiên cứu mới đây cho biết vị trí cao nhất của hòn đảo này chỉ cách mực nước 1,5m.
Được phát hiện cách đây hơn 300 năm, được phát hiện, hòn đảo Carteret, cách Đông Bắc Papua New Guinea 70 dặm được coi là một địa điểm du lịch lý tưởng trên Thái Bình Dương, với một khung cảnh yên bình cùng với những bãi cát trắng tuyệt đẹp. Nhưng rất có thể những hình ảnh đó sẽ biến mất vĩnh viễn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Nước biển dâng và bờ biển bị xói mòn do sự nóng lên toàn cầu có thể buộc 2500 cư dân trên đảo Carteret sẽ sớm phải di cư đến những hòn đảo cao hơn của Papua New Guinea. Theo kế hoạch, khoảng 40 hộ gia đình đầu tiên trên hòn đảo này sẽ được di cư vào đầu năm tới do nhà của họ đang có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm.
Theo một khảo sát khoa học mới đây, điểm cao nhất của hòn đảo Carteret chỉ còn cách mặt nước biển 1,5m. Trong khi đó, những bãi tắm trải dài trước kia đang bị ăn mòn và ngành nông nghiệp ở đây cũng đang phải đối mặt với những khó khăn do nước mặn xâm nhập và thủy triều dâng.
Để tránh nguy hiểm cho những người dân sống trên hòn đảo này, một kế hoạch di dân trên quy mô lớn đã được tính đến. Những ngôi nhà mới dự kiến sẽ được xây dựng trên hòn đảo Buka của Papua New Guinea để phục vụ cho kế hoạch di dân này, cho dù những người dân trên hòn đảo Carteret, đặc biệt là những người già, không muốn rời bỏ hòn đảo thân yêu của họ.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
