Năng lượng trên Mặt trăng có thể dùng trong 5.000 năm

Việc khai thác đồng vị hiếm trên Mặt trăng, với giá thành hàng tỉ đôla/tấn, có thể bảo đảm cho năng lượng toàn cầu trong 5 nghìn năm.

Dự trữ Heli-3 trên Mặt trăng có thể bảo đảm cho Trái đất năng lượng tiêu dùng trong 5 nghìn năm tới. Tiến sĩ Toán-lý Vladislav Shevchenko, giám đốc Viện Mặt trăng và hành tinh, trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Moscow MGU tuyên bố hôm thứ tư vừa qua.

"Khả năng bảo đảm năng lượng cung cấp cho Trái đất hiện nay không phải là vô hạn. Trong một thế kỷ nữa, dự trữ năng lượng có thể bị cạn kiệt. Các nhà khoa học Mỹ đã tính toán, dự trữ Heli-3 trên Mặt trăng có thể bảo đảm năng lượng cho hành tinh của chúng ta ít nhất là 5 nghìn năm nữa”, ông Shevchenko nói.


Dự trữ Heli-3 trên Mặt trăng có thể đảm bảo năng lượng cho Trái đất trong 5 ngàn năm.

Theo Vladisslav Shevchenko, giá thành 1 tấn Heli-3 có thể lên tới 1 tỷ đôla, không những phải xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác và chuyển từ Mặt trăng về.

“Để có được 25 tấn, phải bỏ ra 25 tỷ đôla. Số tiền đó không nhiều nước có khả năng chi ra trong 1 năm, ngoại trừ nước Mỹ, hiện nay tổng chi phí cho năng lượng đã là 40 tỷ đôla. Do vậy cũng bất tiện”, ông cho biết.

Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai Trạm Không gian Quốc tế (ISS) sẽ chuyển thành Trạm Mặt trăng Quốc tế (International Moon Station). “Phương hướng của chúng ta hiện nay là chuyển từ ISS thành IMS. Lợi ích thực tế sẽ lớn hơn nhiều”, ông Shevchenko đề xuất.

Heli-3 là đồng vị nhẹ nhất của Heli và hình thành từ phản ứng xảy ra trên Mặt trời. Nhà khoa học người Australia Mark Olifant Trường ĐH Cambridge là người đầu tiên đề cập đến vấn đề này từ năm 1934, và 5 năm sau, các nhà khoa học Luis Anvarez và Robert Kornog đã phát hiện ra đồng vị này.

Trên Trái đất, lượng Heli-3 không đáng kể, mỗi năm chỉ có thể thu được vài chục gam. Thế nhưng trên Mặt trăng, nơi không có bầu khí quyển, trữ lượng của chất đồng vị rất hiếm hoi này, theo đánh giá khiêm tốn nhất, cũng lên tới 500 ngàn tấn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News