Nắng nóng chưa từng có sẽ bao trùm Đông Nam Á

Các chuyên gia khí hậu dự đoán nắng nóng cực hạn sẽ quay trở lại và kéo dài ở khu vực Đông Nam Á.

Nắng nóng oi bức đang tác động tới những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhất, theo CNN.


Một người dân tìm cách bơm nước từ miệng giếng khô cạn ở tỉnh Ninh Thuận hôm 6/4. (Ảnh:
Stringer/AFP)

Tại Malaysia, ít nhất hai ca tử vong do nắng nóng được ghi nhận, bao gồm một thanh niên 22 tuổi từ bang phía bắc Pahang và bé trai 3 tuổi ở bang Kelantan lân cận. Cả hai đều chết do sốc nhiệt. Nhà chức trách ở Sabah, một bang trên đảo Borneo, báo cáo gần 300 đám cháy bùng lên ở trang trại, đồn điền và khu rừng trong tháng 2. Biến đổi khí hậu khiến Malaysia chịu ảnh hưởng từ nắng nóng cực hạn.

Ở Việt Nam, nắng nóng gây hạn hán nghiêm trọng ở miền nam, đẩy nhiệt độ lên tới gần 40 độ C và gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp. Tuần trước, Việt Nam cũng công bố tình trạng khẩn cấp sau khi nhiệt độ cao bất thường ở miền nam khiến ruộng đồng khô hạn. Những dòng sông khô hạn, khiến nông dân chật vật khi không có nước để tưới tiêu ruộng đồng.

Tại Philippines, hàng trăm trường học phải đóng cửa sau khi nhiệt độ hàng ngày tăng trên 42 độ C.

Tại Singapore, một số trường yêu cầu học sinh mặc quần áo mát mẻ cho tới khi có thông báo mới, trong tình hình nhiệt độ cao kéo dài những tuần gần đây. Hàng trăm trường học ở Philippines, bao gồm thủ đô Manila, cũng tiến hành biện pháp tương tự, thậm chí cho học sinh nghỉ sau khi nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng.

Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với nhiệt độ trên cả nước liên tục phá kỷ lục trong 13 tháng với nắng nóng gay gắt và độ ẩm cực cao.

"Chúng tôi cho rằng nhiệt độ năm ngoái đã ngoài mức chịu đựng nhưng năm nay sẽ vượt qua mức đó. Nhiệt độ ở Bangkok sẽ không hạ xuống dưới 30 độ C, thậm chí vào ban đêm đến hết tháng 4", chuyên gia về khí hậu Maximiliano Herrera phụ trách một số trang dữ liệu thời tiết của Wikipedia, cho biết. "Xu hướng này không thể nào tránh được. Cả khu vực cần chuẩn bị cho nắng gắt trong suốt tháng 4 và gần hết tháng 5". Hôm 3/4, Thái Lan bước vào mùa khô hàng năm, thủ đô Bangkok cán mốc nhiệt độ khoảng 42,8 độ C, buộc nhiều người dân phải ở trong nhà và bật điều hòa.

Cùng với những biến động tự nhiên này, thế giới tiếp tục trải qua nhiều kỷ lục khí hậu, với nắng nóng cực hạn trở nên phổ biến. Giới chuyên gia cho rằng một trong những đặc điểm đáng lo ngại nhất của nắng nóng ngày nay hoành hành trong khu vực là thời gian kéo dài.

Nhóm chuyên gia đến từ tổ chức nghiên cứu khí hậu IQ Air của Thụy Sĩ nhận định, đợt nắng nóng hiện nay là "sự kết hợp nhiều yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu do con người gây ra và hiện tượng El Nino". Theo IQ Air, điều này dẫn tới nhiệt độ cao chưa từng có trong vùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Hồ

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD

Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Đăng ngày: 16/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News