Nắng nóng ở Đông Nam Á hiện tại chưa từng có tiền lệ, thời tiết sắp tới sẽ thế nào?

Các nước Đông Nam Á đang trải qua những ngày nắng nóng liên tiếp, nóng ở mức độ mà các nhà khí tượng học gọi là “có tính lịch sử” và chưa từng có tiền lệ. Theo dự báo thì thời tiết sắp tới ở khu vực sẽ thế nào?

“Đợt nóng lịch sử” đang diễn ra ở khắp Đông Nam Á, theo Maximiliano Herrera, nhà khí hậu học và lịch sử khí tượng, được đăng trên trang The Guardian . Ông Herrera khẳng định, mức độ nóng như hiện tại là “chưa từng có tiền lệ” vào đầu tháng 4.

Trong tuần vừa rồi đã ghi nhận mức nhiệt độ 44oC ở Myanmar, đây là lần đầu tiên trong lịch sử khí hậu Đông Nam Á mà một trạm khí tượng đo được mức nhiệt độ cao thế này, vào thời điểm sớm thế này trong năm. Ở Hat Yai (phía Nam Thái Lan) đã đo được 40,2oC, cũng là mức kỷ lục; còn ở Yên Châu (tỉnh Sơn La, Việt Nam) đo được 40,6oC, là chưa từng có tiền lệ vào thời điểm này của năm. Những mức nhiệt độ đó là nhiệt độ khí quyển, còn nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn 4 - 6oC là chuyện bình thường vào những đợt nắng nóng .


Nhiệt độ cao (nhiệt độ cảm nhận thực tế) ở nhiều thành phố tại Đông Nam Á vào chiều 3/4. (Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap).

Do nắng nóng đến mức nguy hiểm, hàng trăm trường học ở Philippines đã cho học sinh tạm không đến trường khi nhiệt độ vượt qua 42oC. Ở các vùng biển của Thái Lan, nhiệt độ cao đến mức các nhà khoa học sợ rằng san hô sẽ hư hại hết.

Các Chính phủ ở Đông Nam Á đều đã ra cảnh báo, hướng dẫn để người dân tránh bị say nắng, nhưng rất nhiều người thuộc các ngành nghề như xây dựng hoặc nông nghiệp không thể tránh ra ngoài trời được. Ở Malaysia, một thanh niên 22 tuổi đã thiệt mạng vì say nắng.

Tình trạng nắng nóng gay gắt này là đã được báo trước. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã cảnh báo rằng Đông Nam Á phải chịu “cái nóng khắc nghiệt” khi mà vào tháng 2, nhiệt độ thường xuyên lên cao đến 35 - 36oC, vượt xa mức trung bình hằng năm. Tình trạng này là do biến đổi khí hậu vì các hoạt động của con người, cộng với hiện tượng El Nino.


Chủ Nhật tuần vừa rồi (7/4), các nước ở Đông Nam Á vẫn nóng với các mức nhiệt độ rất cao. (Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap).

Theo dự báo, nhiệt độ đầu mùa Hè năm 2024 ở Đông Nam Á sẽ cao hơn một chút so với năm 2023 - vốn đã là năm có các mức nhiệt độ cao xô đổ kỷ lục; có những khu vực, nhiệt độ sẽ cao hơn trung bình hằng năm khoảng 30%.

Vậy nên chúng ta cần chuẩn bị tinh thần và các cách chống nóng, vì như ông Thon Thamrongnawasawat, giáo sư trợ giảng ở ĐH Kasetsart (Thái Lan), cảnh báo, thì “nước biển đang sôi thực sự rồi”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News