Nắng nóng kỷ lục ở Australia, hàng chục con ngựa chết khát

40 con ngựa chết khát bên cạnh một hố nước khô cạn ở khu vực Santa Teresa, phía bắc Australia, nơi đang diễn ra đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục.

Theo Guardian, khu vực này đã có 12 ngày liên tiếp với nhiệt độ trên 42 độ C. Khung cảnh đáng sợ được phát hiện bởi đội kiểm lâm Ltyentye Arpurte, những người đi qua hố nước, và nhận thấy sự vắng mặt bất thường của các con ngựa hoang.

Ông Ralph Turner, một nghệ sĩ Arrernte bản địa cho biết trước đây ông thường tới địa điểm này để bơi và lần này thì tới xem nhiệt độ cao ảnh hưởng tới mực nước như thế nào. Nhưng hố nước dài hơn 100 mét nay đã cạn khô và dưới đáy thì toàn xác ngựa.


Xác ngựa la liệt dưới đáy hố nước đã cạn khô. (Ảnh: Ralph Turner).

"Tôi thật sự không thể tin nổi. Tôi chưa từng nhìn thấy gì như vậy trước đây. Tôi đã không đếm chính xác nhưng có rất nhiều xác ngựa, thật là khủng khiếp", ông Turner chia sẻ.

"Tôi không thể không nghĩ tới cảnh những con ngựa đã chết như thế nào, tuyệt vọng vì khát nước trong đợt nắng nóng lần này. Chúng đã từng rất mạnh khỏe vào khoảng vài năm trước".

Ông Rohan Smyth, người phát ngôn cho cộng đồng thổ dân Aborigine nhận định những con ngựa đã rất khát và phải đi tìm kiếm nguồn nước, khi tới đây và nhận ra không có nước, chúng không còn nơi nào khác để đi.

"Người dân địa phương thường chăm sóc những con ngựa hoang, họ rất quan tâm đến tình trạng của các con vật hoang dã ở đây", ông Smyth cho biết.


Nhiều khu vực của Australia đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục. (Ảnh: Reuters).

Hội đồng Đất đai Miền trung (CLC), một tổ chức đại diện quyền lợi cho thổ dân Aboriginal ở miền trung Australia, đưa ra thông báo vào ngày 24/1 cho biết họ đã phải tiến hành trợ tử hơn 50 con ngựa khác ở cạnh hố nước này vì chúng đang ở trong tình trạng kiệt quệ gần chết.

"Ngựa và các con vật hoang khác đang chết vì đói khát bởi vì nhiều nguồn nước ổn định trước đây đã cạn khô trong đợt nắng nóng lần này và các khu vực có đông thú hoang trở nên xói mòn, mất đi thảm thực vật", CLC nhận định.

Tổ chức này chia sẻ họ đang có kế hoạch thực hiện cái chết êm ái cho 120 con lạc đà, ngựa và lừa đang chết dần vì khát ở một cộng đồng lân cận.

Giám đốc CLC David Ross nhận định: "Với việc biến đổi khí hậu đang thật sự diễn ra với chúng ta, chúng tôi nhận định những trường hợp khẩn cấp như thế này sẽ diễn ra với tần suất ngày càng tăng, không ai thực sự chuẩn bị và có nguồn lực để đối phó".

Australia đang trải qua đợt nắng nóng kinh hoàng nhất kể từ đầu năm. Nhiệt độ ở một số khu vực như Alice Springs đã trải qua 14 ngày liên tục cao hơn 42 độ C.

Tại bang New South Wales, chính quyền đã cảnh báo người dân nên ở trong nhà vào giai đoạn nóng nhất trong ngày, giảm các hoạt động vận động và giữ cơ thể đủ nước.

Các loài động vật hoang dã của Australia cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt nắng nóng này. Hơn một triệu con cá đã chết và dạt lên bờ của sông Murray-Darling ở khu vực đông nam đất nước. Những con dơi rơi từ trên cây xuống và chết vì nhiệt độ quá cao ở Adelaide.

Một báo cáo do Cục khí tượng Australia công bố tuần trước cho thấy năm 2018 là năm nóng thứ 3 được ghi nhận trong lịch sử đất nước, với lượng mưa dưới 11% so với mức trung bình. Báo cáo nhận định biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tần suất hoặc cường độ của các đợt nắng nóng, cháy rừng và hạn hán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News