Nào, hãy cùng lắng nghe đoạn âm thanh phát ra từ Mặt trời!

Hóa ra âm thanh phát ra từ Mặt Trời lại có giai điệu như thể một bài hát của con người.

ESA và NASA mới đây đã công bố đoạn băng được cho là âm thanh phát ra từ bề mặt của Mặt Trời. Đoạn âm thanh này được ghi lại trong bộ dữ liệu của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và Tàu vũ trụ Solar and Heliospheric Observatory (SOHO) của NASA.

Bộ dữ liệu có tuổi đời trên 20 năm ghi lại những chuyển động của bầu khí quyển ngoài Mặt Trời. Từ đó, các nhà khoa học có thể lắng nghe được những đợt phun trào, sóng vật chất, vòng quay của Mặt Trời xảy ra như thế nào. Đặc biệt âm thanh này giúp con người nghiên cứu được nhiều thứ mà khó có thể quan sát được bằng mắt thường nếu như không đủ sự nhạy cảm.

Nào, hãy cùng lắng nghe đoạn âm thanh phát ra từ Mặt trời!
Tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã đo rung động của Mặt Trời, sau đó chuyển chúng thành âm thanh.

Alex Young, phó giám đốc khoa học thuộc Trung tâm hàng không NASA ở Greenbelt, Maryland chia sẻ: "Có những con sóng di chuyển và tản ra xung quanh Mặt Trời. Nếu mắt bạn đủ nhạy cảm, bạn có thể thấy được điều này".

Sau khi ghi lại dữ liệu thô, phòng thí nghiệm Stanford Experimental Physics Lab đã tiến hành xử lý âm thanh và đưa ra file âm thanh cuối cùng để mọi người có thể nghe và cảm nhận được. Để có thể ánh xạ dữ liệu thành âm thanh, chúng ta cần đặt ra quy tắc chung cho một bộ dữ liệu. Đây là phương thức sử dụng chủ yếu để giải mã các dữ liệu không thể đọc hoặc truy cập được.

Cũng theo NASA, tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã đo rung động của Mặt Trời, sau đó chuyển chúng thành âm thanh, phục vụ nghiên cứu các chuyển động trên Mặt Trời, ví dụ như hiện tượng lóa sáng tới phun trào vật chất trên bề mặt.

Young khẳng định: "Chúng ta không có cách nào để nhìn thẳng vào bên trong Mặt Trời. Chúng ta lại càng không có kính hiển vi để phóng to bên trong Mặt Trời. Vì vậy chúng ta phải sử dụng ngôi sao hoặc sự rung động của Mặt Trời để quan sát bên trong nó".

Để tạo ra đoạn âm thanh trên, nhà nghiên cứu Alexander Kosovichev thuộc Đại học Stanford đã phải mất tới 40 ngày xử lý dữ liệu từ camera Michelson Doppler Imager của tàu SOHO. Trong suốt quá trình này, Kosovichev đã phải loại bỏ các hiệu ứng do chuyển động của tàu gây ra, chọn lọc sóng âm thanh rõ ràng nhất và thu nhỏ tối đa để phù hợp với dải âm thanh của tai người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
So sánh kích thước của con người với vũ trụ

So sánh kích thước của con người với vũ trụ

Chiều cao trung bình của con người chưa đến hai mét trong khi đường kính Trái Đất là hơn 12.700km.

Đăng ngày: 29/07/2018
Điều gì xảy ra nếu Trái đất hình vuông?

Điều gì xảy ra nếu Trái đất hình vuông?

Nếu Trái đất vuông, nước sẽ đổ dồn vào trung tâm mỗi mặt do trọng lực, khí quyển ở rìa hành tinh sẽ quá mỏng để sự sống tồn tại.

Đăng ngày: 29/07/2018
Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao

Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao

Mặt trời của chúng ta - khối cầu lửa nóng tới hàng triệu độ - chỉ là một ngôi sao tầm trung. Nhưng dù vậy, đó vẫn là một trong những thực thể tuyệt vời và đáng sợ nhất.

Đăng ngày: 27/07/2018
Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

Nguyệt thực lâu nhất trong thế kỷ XXI sẽ xảy ra vào ngày 27/7 sắp tới (nửa đêm về sáng ngày 28/7 theo giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 27/07/2018
Vì sao NASA mang nhiều đất đá Mặt trăng về nhưng gần như chưa đụng đến?

Vì sao NASA mang nhiều đất đá Mặt trăng về nhưng gần như chưa đụng đến?

Ngày 20/7 vào 49 năm trước, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

Đăng ngày: 26/07/2018
Sao Hỏa tỏa sáng cùng với trăng máu dài nhất thế kỷ

Sao Hỏa tỏa sáng cùng với trăng máu dài nhất thế kỷ

Trăng máu hay nguyệt thực dài nhất thế kỷ, kéo dài hơn 5 giờ với phần nguyệt thực toàn phần khoảng 1 giờ 45 phút, là hiện tượng thiên văn được trông đợi nhất trong tháng 7 này.

Đăng ngày: 26/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News