NASA bắt được dấu hiệu sinh học trên hành tinh 1,5 tỉ tuổi
Một thứ mà ở Trái đất được tạo ra bởi sinh vật sống, được các nhà thiên văn coi như một trong những dấu hiệu sinh học quý giá nhất, vừa lộ ra trong quang phổ của hành tinh mang tên WASP-80b.
WASP-80b là một hành tinh khí khổng lồ, ấm áp, khối lượng bằng một nửa sao Mộc. Nó thuộc về một hệ sao có tuổi đời khoảng 1,5 tỉ năm, cách chúng ta 162 năm ánh sáng.
Sử dụng kính viễn vọng tối tân James Webb, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi NASA đã có "phát hiện vàng": Methane và hơi nước trong bầu khí quyển WASP-80b.
WASP-80b có bầu khí quyển ngập methane - (Ảnh: NASA).
Methane và hơi nước được coi là hai trong những dấu hiệu sự sống tiềm năng mà các nhà thiên văn kỳ vọng tìm thấy ở các hành tinh khác.
Trong đó phát hiện về methane được quan tâm nhất.
Trên địa cầu, một lượng lớn methane được tạo ra bởi các sinh vật sống trên đó. Methane cũng có thể có nguồn gốc phi sinh học, nhưng chỉ một lượng ít. Vì vậy, việc phát hiện methane dồi dào trên một thế giới khác được coi là một dấu hiệu sinh học.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, phát hiện về WASP-80b như một bản hướng dẫn chi tiết về cách mà giới khoa học có thể tận dụng công cụ quan sát "trẻ tuổi" James Webb để tìm ra những thế giới có khả năng sống được.
Được thiết kế với nhiệm vụ chính là săn tìm những vật thể cổ xưa, cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng để nghiên cứu về vũ trụ sơ khai, những James Webb còn được tận dụng để thu thập quang phổ chi tiết bầu khí quyển của những hành tinh xa xôi.
Các dữ liệu đó tiết lộ về thành phần hóa học của bầu khí quyển, bao gồm những thành phần có thể gợi ý cho việc sinh vật sống hiện diện hoặc khả năng nuôi dưỡng sự sống của hành tinh.
Phát hiện methane ở nơi cách 162 năm ánh sáng bằng James Webb là một đột phá. Đây cũng là hành tinh khó quan sát bởi nó nằm quá gần sao mẹ, bị chìm vào vùng ánh sáng.
Điều đáng buồn duy nhất là sẽ khó có sự sống theo kiểu Trái đất ở WASP-80b, một hành tinh khí có nhiệt độ bề mặt lên tới 550 độ C. Tất nhiên, không loại trừ khả năng có các sinh vật cực đoan, bởi hành tinh này vẫn gây bối rối vì quá nhiều methane.
Theo NASA, việc phát hiện methane trong khí quyển ngoại hành tinh cũng giúp hiểu thêm về cách loại khí sinh học này tồn tại trên những hành tinh thuộc Thái Dương hệ.
Ngoài gợi ý về sự sống, methane còn giúp hiểu về cách hành tinh hình thành và cách chúng "di cư" ra xa hoặc đến gần sao mẹ trong quá khứ.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
