NASA bắt được tín hiệu lạ dẫn tới siêu vật thể từ cõi chết
Một dao động lạ trong dữ liệu từ kính viễn vọng NICER của NASA đã đưa các nhà khoa học đến một vật thể tử thần quay tận 716 lần/giây.
Nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Gaurava Jaisawal từ Đại học Kỹ thuật Đan Mạch đẫn đầu đã phân tích dữ liệu từ kính viễn vọng NICER của NASA để nghiên cứu về một vật thể đã chết và vô tình phát hiện ra nó là thứ kỳ lạ chưa từng thấy.
Vật thể đó nằm cách chúng ta tận 27.400 năm ánh sáng và là một thứ "trở về từ cõi chết": Sao neutron.
Dữ liệu từ kính viễn vọng NASA tiết lộ một vật thể chết chóc quay với tốc độ không tưởng - (Ảnh đồ họa: PHYS).
Khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ trong cái chết rực rỡ là siêu tân tinh, phần lõi của nó sẽ bị sụp đổ, những gì còn lại co cụm lại thành một "thây ma" nhỏ gọn nhưng có năng lượng cực kỳ mạnh mẽ là sao neutron.
Sao neutron có khối lượng từ khoảng 1,1 đến 2,3 lần khối lượng Mặt trời, nhưng đường kính chỉ khoảng 20km.
Ngôi sao neutron mà TS Jaisawal và các cộng sự nghiên cứu có nhiều điểm kỳ lạ.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal, thuộc về một hệ sao đôi mang tên 4U 1820-30, với bạn đồng hành là một sao lùn trắng - "thây ma" của những ngôi sao kích thước cỡ Mặt trời.
Cặp đôi này quay quanh nhau với chu kỳ chỉ 11,4 phút, vì vậy sao neutron mạnh mẽ hơn liên tiếp hút vật chất từ người bạn đồng hành.
Mỗi khi sao neutron căng bụng, một vụ nổ nhỏ sẽ xảy ra và tống đi vật chất dư thừa. Nhóm nghiên cứu đã ghi lại 15 vụ nổ nhiệt hạch loại này trong những năm 2017-2022.
Nhưng có một tín hiệu kỳ lạ trong dữ liệu: Một trong các vụ nổ có lẫn một dao động với tần số 716 Hertz.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và kết luận rằng tín hiệu lạ này là do ngôi sao neutron đang quay với tốc độ tận 716 lần/giây, gần chạm tới tốc độ giới hạn về lý thuyết là 730 lần/giây.
Các ngôi sao neutron quay nhanh như vậy gọi là sao xung và ngôi sao trong hệ 4U 1820-30 là sao xung quay nhanh nhất từng được biết đến.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

NASA nhận được tín hiệu liên lạc từ tàu vũ trụ cách 24 tỷ km
Sau thời gian dài trục trặc liên lạc với tàu Voyager 1, NASA lần đầu tiên thu được tín hiệu có ý nghĩa từ tàu vũ trụ đang bay trong không gian liên sao.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
