Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng “rồng lửa”
Hai trận mưa sao băng chồng chéo nhau sẽ đem đến cảnh tượng đẹp mắt cho tối ngày 8, rạng sáng 9-10.
Theo kết quả định vị tại TP HCM bằng công cụ của trang Time and Date, mưa sao băng Draconids phun ra từ chòm sao Thiên Long (Draco) hình con rồng sẽ đạt cực đại vào tối ngày 8, rạng sáng 9-10.
Mưa sao băng Draconids sẽ phát ra ngay gần đầu của con rồng tạo nên chòm sao Thiên Long - (Ảnh: Steinaker State Park).
Draconids là trận mưa sao băng thất thường nhất năm, có khi chỉ có vài ngôi sao băng rơi mỗi giờ trong đêm cực đại, có khi hàng trăm, hàng ngàn ngôi sao băng trút xuống.
Năm nay, Draconids sẽ khá tĩnh lặng với chỉ 5 ngôi sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên số sao băng sẽ nhiều hơn khi bạn quan sát, bởi trận mưa sao băng thứ hai cũng đã tìm đến bầu trời.
Trận mưa sao băng thứ 2 này là Orionids, trông như phun ra từ chòm sao Lạp Hộ (Orion), kéo dài từ ngày 2-10 đến ngày 7-11 và sẽ đạt cực đại vào tối ngày 21, rạng sáng 22-10.
Trong khi đó, Draconids ngắn ngủi hơn nhiều, chỉ rơi từ ngày 6-10 đến ngày 10-10.
Draconids được tạo ra khi Trái đất đi qua chiếc đuôi đá bụi do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại.
Sao chổi này mất khoảng 6,6 năm để thực hiện một vòng quay quanh Mặt trời.
Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner trong một lần đến gần Trái đất - (Ảnh: NASA).
Trong khi đó, trận mưa sao băng song hành Orionids là trận mưa sao băng thứ hai do sao chổi Halley tạo ra.
Vào tháng 5, chiếc đuôi đá bụi của Halley nổi tiếng cũng đã tạo ra mưa sao băng Eta Aquarids.
Để ngắm mưa sao băng, bạn không cần bất cứ phương tiện chuyên dụng nào vì các ngôi sao băng có thể nhìn bằng mắt thường.
Tuy vậy, để quan sát rõ hơn, bạn nên để mắt mình làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, tìm một không gian thoáng đãng để ngắm nhìn bầu trời và hy vọng trời sẽ đẹp.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
