Thế giới chờ đón mưa sao băng tối nay
Những người yêu thiên văn học thế giới sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trận mưa sao băng Draconids đạt đỉnh điểm đêm nay.
Việt Nam chờ đón mưa sao băng Draconids
Theo Huffington Post, mưa sao băng Draconids diễn ra vào tháng 10 hàng năm sẽ xuất hiện cuối tuần này. Nó bắt đầu từ lúc chập tối và đạt đỉnh điểm vào đêm nay và rạng sáng mai. Hiện tượng xảy ra gần trùng với thời điểm trăng non (13/10), tạo điều kiện để người xem có thể quan sát dễ dàng.
Draconids, trước kia gọi là Giacobinids, là những trận mưa sao băng được lấy theo tên của chòm sao Draco the Dragon (chòm sao con Rồng) ở phía Bắc. Dưới góc nhìn trên Trái Đất, mưa sao băng dường như xuất phát tại một điểm gần đầu rồng.
Mưa sao băng Draconids diễn ra vào tháng 10 hàng năm. (Ảnh: Alex Tudorica/Live Science).
Các nhà chiêm tinh học ở Bắc Bán cầu dự kiến sẽ quan sát được trận mưa sao băng Draconids rõ nhất, kể từ khi chòm sao Draco nằm ở vị trí cao trên bầu trời phương Bắc. Những khu vực tốt nhất để quan sát bao gồm: phía Bắc nước Mỹ, Canada, Châu Âu và Bắc Á.
Theo Time and Date, ở Việt Nam, mưa sao băng bắt đầu từ khoảng 19h-24h tối nay, tại góc 45 độ so với đường chân trời.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, sao chổi 21P/Giacobini-Zinner chính là nguyên nhân gây ra mưa sao băng Draconids. Nó có quỹ đạo bay xung quanh Mặt trời xấp xỉ khoảng 6 năm rưỡi. Mưa sao băng xảy ra khi Trái Đất va chạm với bụi bẩn và mảnh vụn theo sau sao chổi.
Mặc dù sao chổi thông thường chỉ tạo ra vài vệt sao băng mỗi giờ, tuy nhiên các nhà quan sát ở châu Âu từng nhìn thấy khoảng 600 vệt sao băng/giờ vào năm 2011, ngay cả khi Mặt Trăng đang sáng.
Theo Earth Sky, chúng ta nên rời xa ánh đèn thành phố, về vùng nông thôn để có thể quan sát tốt nhất. Nếu bạn bỏ lỡ mưa sao băng Draconids thì một trận mưa sao băng khác Orionids dự kiến sẽ xuất hiện vào trước buổi bình minh hôm 22/10.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.
