Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại

Sử dụng Kính thiên văn James Webb, các nhà thiên văn học đã ghi lại hình ảnh sáp nhập ngoạn mục của các thiên hà.

Vụ sáp nhập của thiên hà xoắn lớn và thiên hà elip nhỏ hơn, còn được gọi là Arp 107, xảy ra cách Trái Đất 465 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Tiểu Sư. Kính thiên văn James Webb ghi lại hình ảnh Arp 107 sử dụng camera cận hồng ngoại (NIRCam) và công cụ trung hồng ngoại (MIRI). Với những thiết bị này, James Webb đã phát hiện ra một cây cầu sao màu trắng gần như trong suốt bị xé toạc ra từ cả hai thiên hà. Các khu vực hình thành sao gồm khí và bụi có màu cam và đỏ, tạo thành hình dạng giống như một khuôn mặt cười giữa các vì sao.

Thiên hà xoắn của cuộc sáp nhập này được phân loại là thiên hà Seyfert, một trong những nhóm thiên hà "hoạt động" lớn nhất phát ra nguồn năng lượng lớn từ tâm của chúng.

Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại
Sáp nhập thiên hà. (Ảnh: NASA).

Được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Mỹ Carl K. Seyfert, các thiên hà Seyfert có xu hướng mờ hơn các thiên hà chứa chuẩn tinh. Điều đó tức là các thiên hà Seyfert thực sự là những thiên hà hoạt động dễ nghiên cứu hơn khi sử dụng ánh sáng năng lượng thấp như ánh sáng hồng ngoại mà James Webb sử dụng để quan sát vũ trụ.

Có nhiều điểm tương đồng giữa Arp 107 và một nhóm thiên hà tương tác khác mà James Webb nhìn thấy - đó là thiên hà Cartwheel. Tuy nhiên, Arp 107 không giống hệt Cartwwheel. Điều này là bởi thiên hà hình elip nhỏ hơn trong Arp 107 bị lệch tâm khi va chạm vói thiên hà xoắn ốc lớn hơn.

Kết quả là phần thiên hà xoắn ốc của Arp 107 đã cố gắng giữ lại hầu hết cấu trúc của nó ngoại trừ các nhánh xoắn ốc đặc biệt, vốn đã gần như bị xóa sổ hoàn toàn.

Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại
Các thiên hà của Arp 107 va chạm với nhau được quan sát chỉ bằng phương tiện trung hồng ngoại của Kính thiên văn James Webb. (Ảnh: NASA).

Vụ va chạm giữa các thiên hà như Arp107 có thể là con dao 2 lưỡi khi nói đến sự hình thành sao. Trong các thiên hà không tích cực hình thành sao, sự hợp nhất có thể cung cấp các kho chứa khí mới, các thành phần của sự hình thành sao và nén khí này thành trạng thái đặc cần thiết để sinh ra các ngôi sao. Mặt trái của điều này theo James Webb là các vụ va chạm có thể phân tán khí, làm mất đi các thiên hà chứa vật liệu cần thiết để hình thành sao mới.

Vụ va chạm Arp 107 mà Kính thiên văn James Webb quan sát được ​​dự kiến ​​sẽ mất hàng trăm triệu năm để hoàn thành. Khi hoàn thành, hai thiên hà sẽ tạo ra một thiên hà lớn hơn, có hình dạng bất thường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ lục mới của các phi hành gia Nga trên ISS

Kỷ lục mới của các phi hành gia Nga trên ISS

Ngày 20/9, hai phi hành gia Nga đã lập kỷ lục mới về thời gian lưu trú liên tục dài nhất trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 23/09/2024
Chúng ta có thể biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ không?

Chúng ta có thể biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ không?

Sử dụng hiện tượng gọi là thấu kính hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng Mặt trời như một kính thiên văn khổng lồ để nhìn sâu vào không gian.

Đăng ngày: 23/09/2024
Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Nghiên cứu mới cho thấy sự sống Trái đất không chỉ có nguồn gốc từ vũ trụ, mà còn đến từ một sự kiện kinh hoàng.

Đăng ngày: 22/09/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

Ngọn núi cao nhất Hệ Mặt Trời mà chúng ta biết đến hiện nay là Olympus Mons (Núi Olympus), nằm trên sao Hỏa. Với chiều cao lên tới khoảng 25km, nó cao gấp khoảng 3 lần đỉnh Everest trên Trái đất.

Đăng ngày: 22/09/2024
Kinh hoàng lỗ đen sát thủ đang giết chết

Kinh hoàng lỗ đen sát thủ đang giết chết "bản sao" Ngân Hà

Phát hiện mới cho thấy thiên hà của chúng ta đã may mắn đến nhường nào khi có trái tim là lỗ đen quái vật Sagittarius A*.

Đăng ngày: 21/09/2024
Hố đen

Hố đen "quái vật" phun luồng tia xa kỷ lục, dài 23 triệu năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện cặp tia phun từ hố đen xa nhất từng được quan sát, với chiều dài 23 triệu năm ánh sáng, tương đương 140 dải Ngân Hà xếp nối đuôi nhau.

Đăng ngày: 20/09/2024
Đã đến lúc các phi hành gia cần phải lấy lại 96 túi chất thải của mình trên Mặt trăng!

Đã đến lúc các phi hành gia cần phải lấy lại 96 túi chất thải của mình trên Mặt trăng!

Những tưởng chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng những túi chất thải này lại trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học tiềm năng.

Đăng ngày: 20/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News