Vụ va chạm thiên hà cách Trái Đất 80 triệu năm ánh sáng

Nhóm nghiên cứu kết hợp ảnh chụp từ nhiều thiết bị khác nhau để quan sát hai thiên hà xoắn ốc va chạm.

Các nhà khoa học ghi lại hình ảnh vụ va chạm giữa hai thiên hà xoắn ốc NGC 2207 và IC 2163, UPI hôm 23/4 đưa tin. Vụ va chạm sẽ tiếp diễn trong vài triệu năm nữa. Trong thời gian này, lực hấp dẫn làm thay đổi dần cấu trúc xoắn ốc của thiên hà.


Hai thiên hà xoắn ốc va chạm nhau.

Vụ va chạm diễn ra cách Trái Đất khoảng 80 triệu năm ánh sáng. Thiên hà lớn hơn mang tên NGC 2207 được phân loại là thiên hà xoắn ốc dạng trung gian. Thiên hà nhỏ hơn, IC 2163, là thiên hà xoắn ốc có thanh ngang.

Nhóm nhà khoa học kết hợp hình ảnh quan sát được ở các bước sóng khác nhau để tạo ra video vụ va chạm. Bước sóng khác nhau cho thấy cấu trúc, màu sắc và đặc điểm khác nhau.

Hình ảnh dưới ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường do kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại. Trong khi đó, hình ảnh hồng ngoại được chụp bởi kính viễn vọng không gian Spitzer thể hiện ánh sáng của các cấu trúc bụi bên trong NGC 2207 và IC 2163. Ảnh chụp từ Đài quan sát tia X Chandra lại cho thấy vùng hình thành sao ở phần ngoài tâm của hai thiên hà xoắn ốc.

"Các ngôi sao cách nhau quá xa để va chạm, nhưng vật chất giữa chúng sẽ kết hợp lại và tạo nên những đám khí mật độ cao. Các đám khí sẽ chịu tác động của lực hấp dẫn, từ đó tạo điều kiện cho nhiều ngôi sao mới hình thành", nhóm nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News