NASA cân nhắc biến đổi gene cho phi hành gia tới Sao Hỏa

Vũ trụ là nơi có nhiều bức xạ nguy hiểm, điều đó khiến NASA đang cân nhắc việc biến đổi gene cho phi hành gia, giúp tăng tính chịu đựng cơ thể.

Thông tin trên trang The Time cho hay, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tìm kiếm phương thức biến đổi gene của các phi hành gia, những người sẽ thực hiện nhiệm vụ khám phá Sao Hỏa.


NASA cân nhắc biến đổi gene cho những phi hành gia thực hiện nhiệm vụ khám phá sao Hỏa.

Ý tưởng này được cân nhắc với mục đích bảo vệ những chuyên gia khỏi bức xạ vũ trụ. Những bức xạ mang năng lượng cao hầu hết tới từ bên ngoài hệ mặt trời, có thể gây ra vấn đề về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư và làm tổn thương hệ thân kinh trung ương.

Ông Douglas Terrier, Trưởng bộ phận kỹ thuật của NASA cho biết, cơ quan đang tìm kiếm phương thức giúp giảm thiểu những tác động trên. Trong khi việc gia cố phi thuyền bằng nước hay từ trường từng được tính đến, biến đổi gene là một hướng đi hoàn toàn mới.

Chia sẻ trên trang The Times, ông Terrier cho biết, NASA đã nghiên cứu nhiều phương án, trong đó, liệu pháp sử dụng thuốc có thể rất hứa hẹn, tuy nhiên việc làm táo bạo như biến đổi gene nhiều khả năng sẽ vấp phải một số vấn đề về đạo đức.


Video về "hầm tránh bão" của NASA.

Trước đó vào năm 1993, NASA đã công bố tài liệu về "hầm tránh bão" giúp bảo vệ các phi hành gia. Một đề xuất khác bao gồm việc sử dụng nước bên trong các bức tường của phi thuyền hoặc tạo ra từ trường mạnh làm lệch hướng bức xạ.

Tương tự, rất nhiều nghiên cứu về gene cũng được cơ quan này thực hiện. Năm ngoái, Phi hành gia Kate Rubin đã lần đầu tiên xác định trình tự DNA trong vũ trụ. Các phát hiện khác cũng chỉ ra rằng khối DNA cũng có thể được tạo nên ngoài không gian. Bên cạnh bức xạ, du hành tới Sao Hỏa còn chứa đựng những rủi ro khác như bão mặt trời và suy giảm sự đa dạng vi khuẩn trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News