NASA "cấy não" thành công tàu thám hiểm sao Hỏa

Tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity đã “sống sót” qua cuộc “ghép não” kéo dài 4 ngày và hoàn toàn sẵn sàng để chuẩn bị cho đợt di chuyển đầu tiên trên bề mặt Hành tinh đỏ.

Thông báo này vừa được NASA đưa ra sáng nay, theo đó các kỹ sư đã nâng cấp phần mềm của Curiosity suốt dịp cuối tuần qua, chuyển cả máy tính chính và máy tính dự phòng của Curiosity từ chế độ hạ cánh sang chế độ bề mặt. Cuộc “ghép não” dài 4 ngày này tạm thời gián đoạn công tác nghiên cứu khoa học và kiểm tra dụng cụ của Curiosity, vốn được xúc tiến ngay sau khi tàu đáp xuống Hố Gale Crater vào đêm 5/8.


Đường xanh hiển thị lộ trình khả thi cho Curiosity tiếp cận đỉnh Mount Sharp

“Những hoạt động này sẽ có thể được nối lại kể từ hôm qua, ngày thứ 9 (tính theo lịch sao Hỏa) của tàu, bởi cuộc phẫu thuật cấy não của Curiosity đã thành công tốt đẹp”, NASA cho hay.

“Mọi việc diễn ra gần như không có một trục trặc nào. Cả bốn ngày đều diễn ra đúng như kế hoạch. Giờ đây chúng tôi có thể “đi lại” để tiếp tục hoạt động thăm dò của mình”, Giám đốc sứ mệnh Curiosity Mike Watkins cho biết.

Lần lăn bánh đầu tiên của Curiosity sẽ diễn ra vào ngày sao Hỏa thứ 13 - 15. Chặng đường sẽ kéo dài khoảng vài mét, sau đó có thể mặt đất sẽ tiến hành kiểm tra lại hệ thống tàu một lần nữa.

Curiosity là trái tim của phòng thí nghiệm không gian Mars Science Laboratory trị giá 2,5 tỷ USD, được NASA phóng lên quỹ đạo Hành tinh đỏ với nhiệm vụ thăm dò xem sao Hỏa có tồn tại sự sống vi sinh vật hay không. Để trả lời câu hỏi này, Curiosity sẽ phải phân tích đá và đất sao Hỏa bằng 10 loại dụng cụ khác nhau trong vòng 2 năm tới.

Curiosity có thể di chuyển khoảng 100m/ngày, tương đương với chiều dài một sân bóng. Vì thế, phải mất một năm tàu mới có thể di chuyển đến đích cuối là đỉnh Mount Sharp, nơi được cho là tập trung nhiều tầng địa chất sao Hỏa nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News