NASA chế kính viễn vọng mạnh hơn Hubble, tìm người ngoài hành tinh

Một nhóm các nhà thiên văn học vũ trụ tuyên bố NASA đang lên kế hoạch phóng kính viễn vọng mạnh hơn Hubble vào năm 2030 nhằm giải đáp câu hỏi liệu có sự sống trên các hành tinh khác hay không.

NASA chế kính viễn vọng cực mạnh, tìm người ngoài hành tinh

Theo Daily Times Gazette ngày 14/7 đưa tin, chiếc kính viễn vọng đang trong quá trình phát triển này sẽ được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất hơn 1,6 triệu km vào năm 2030 và có thể tìm ra những hành tinh tương tự Trái Đất ẩn trong vũ trụ.


Kính viễn vọng không gian hiển thị độ nét cao High Definition Space Telescope. (Đồ họa: WebbTelescope.org)

Kính viễn vọng không gian hiển thị độ nét cao High Definition Space Telescope (HSTD) sẽ lớn gấp 5 lần và nhạy hơn gấp 100 lần kính Hubble, trang bị gương có đường kính gần 122 m.

Kính viễn vọng HDST có thể làm mờ ánh sáng mạnh phát ra từ các vì sao bao quanh hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Nhờ vậy, ánh sáng mờ từ chính hành tinh sẽ trở nên rõ ràng hơn với các nhà thiên văn.

Thông qua quan sát điều kiện khí quyển trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn có thể xác định những yếu tố có trên bề mặt của nó và xem xét dấu hiệu tồn tại sự sống.

Kính viễn vọng hiển thị độ nét cao sẽ đảm nhận sứ mệnh của kính viễn vọng không gian Hubble, vừa kỷ niệm 25 năm hoạt động sau khi phóng vào vũ trụ năm 1990. Hubble cũng được thiết kế để tìm kiếm những hành tinh tương tự Trái Đất trong dải Ngân Hà, nhưng chưa đủ mạnh để xác định vị trí của các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời cách trái đất hàng chục triệu km.

Các nhà thiên văn đã tìm ra gần 2.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong vũ trụ từ sau khi phóng kính viễn vọng Hubble và hầu hết trong số đó không thể nhìn rõ.

Với lượng thông tin khổng lồ kể trên, Sara Seager, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng HDST sẽ giúp trả lời câu hỏi trung tâm đã ám ảnh loài người trong nhiều thế kỷ: Liệu con người có đơn độc trong vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News