NASA chế tạo hợp kim mới tăng độ bền 1.000 lần
Hợp kim GRX-810 được phát triển bằng phương pháp mô hình hóa kết hợp với in 3D, có thể chịu mức nhiệt hơn 1.000 độ C.
NASA phát triển hợp kim mới để sử dụng trong hàng không và thám hiểm không gian, có độ bền gấp 1.000 lần những hợp kim hiện đại nhất đang có, Interesting Engineering hôm 20/4 đưa tin.
Buồng đốt động cơ turbine được in 3D bằng hợp kim GRX-810 tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn thuộc NASA. (Ảnh: NASA)
Cơ quan vũ trụ này luôn tìm kiếm những vật liệu có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt khi phóng cũng như sự lạnh giá ngoài không gian. Vật liệu mới mang tên GRX-810, thuộc loại hợp kim tăng cường phân tán oxide (ODS), có thể chống chọi với những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt trước khi đạt tới điểm nứt gãy.
Trong quá trình nghiên cứu chế tạo, NASA sử dụng phương pháp mô hình hóa vật liệu để xác định xem kết hợp kim loại nào có thể mang lại kết quả tối ưu nhất. Trước đây, các chuyên gia thường áp dụng quá trình "thử nghiệm và sửa lỗi" để tìm ra vật liệu mới thích hợp. Quá trình này thường kéo dài nhiều năm.
Bằng cách kết hợp mô hình hóa vật liệu với in 3D, NASA có thể nhanh chóng xác định những thành phần cần thiết của hợp kim mong muốn, đồng thời sản xuất được nó trong thời gian ngắn. Phương pháp mô hình hóa cho phép NASA tìm được thành phần lý tưởng của hợp kim chỉ sau khoảng 30 lần mô phỏng.
"Việc thường mất nhiều năm với quá trình thử nghiệm và sửa lỗi giờ chỉ mất vài tuần hoặc vài tháng để tìm ra", Dale Hopkins, phó quản lý dự án Công nghệ và Công cụ Biến đổi của NASA, cho biết.
Hợp kim mới có thể chịu được mức nhiệt lên tới 1.093 độ C. Ở mức nhiệt này, nó có khả năng chống gãy tăng gấp đôi, độ mềm dẻo và dễ uốn tăng gấp 3,5 lần, độ bền khi chịu áp lực ở nhiệt độ cao tăng gấp 1.000 lần so với các hợp kim hiện nay.
"Trước đây, tăng độ bền kéo (khả năng chịu lực khi bị kéo căng mà không đứt) thường làm giảm khả năng kéo giãn và uốn cong. Đó là lý do tại sao hợp kim mới của chúng tôi rất đáng chú ý", Hopkins nói thêm. Theo NASA, tính linh hoạt của vật liệu mới sẽ mang lại những cải tiến lớn về hiệu suất.
Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ in 3D cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với quy trình truyền thống. "Đây là bước đột phá mang tính cách mạng trong việc phát triển vật liệu. Những loại vật liệu mới bền chắc và nhẹ hơn đóng vai trò then chốt khi NASA đặt mục tiêu thay đổi các chuyến bay tương lai", Hopkins cho biết.

Lần đầu tiên hai anh em phi công cố gắng "hoán đổi máy bay" trong không trung
Mọi con mắt sẽ hướng lên bầu trời California vào Chủ nhật (24/4) sắp tới khi hai anh em họ phi công dám thực hiện một pha nhào lộn trên không chưa từng thấy.

Lò phản ứng hạt nhân trên… xe tải: Cơ hội ghi điểm cho loại năng lượng bị coi là “đầu độc Trái đất”
Công ty Nhật Bản hy vọng sẽ khai thác nhu cầu sử dụng năng lượng phi carbon.

Hiểu đúng về gương bát quái trong phong thủy
Lấy lý do " theo phong thủy", không ít người đưa ra những quan điểm mê tín dị đoan trong việc treo gương bát quái.

Venezuela lập kỷ lục Guinness về chuỗi chocolate dài nhất thế giới
Tổ chức Guinness đã chứng nhận kỷ lục do 4.289 thanh chocolate xếp nối tiếp thẳng hàng với tổng chiều dài 854m trên đại lộ Nueva Jerusalén tại trung tâm của Caripito (Venezuela).

Việt Nam sắp có cầu kính đi bộ dài nhất thế giới, bắt đầu đón khách vào dịp 30/4 này
Sau cây cầu kính Rồng Mây gần Sa Pa thì sắp tới, Việt Nam sẽ có thêm cầu kính Bạch Long.

Ngọc quý từ Namibia nắm giữ chìa khóa quan trọng trong chế tạo máy tính lượng tử
Không chỉ những người yêu thích trang sức mới tìm thấy giá trị nơi những hòn đá quý.
