Các nhà khoa học trèo lên mái nhà thờ gom bụi vũ trụ

Với ưu điểm về kích thước và tính chất khó tiếp cận, ít bị quấy nhiễu, mái các nhà thờ lớn là nơi lý tưởng để gom bụi vũ trụ.

Khi đeo ba lô hút bụi và trèo lên tường nhà thờ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Kent trông giống những thợ săn ma quỷ hơn là nhà khoa học hành tinh. Nhưng với họ, đây là thiết bị trọng yếu để thu thập bụi vũ trụ mắc kẹt trên mái nhà cổ kính sau khi rơi xuống Trái đất, Guardian hôm 31/7 đưa tin.


Nhà nghiên cứu Matthias van Ginneken thu thập bụi vũ trụ trên mái nhà thờ Canterbury. (Ảnh: Ross Kaniuk Media/Penny Wozniakiewic).

Hai tiến sĩ Penny Wozniakiewicz và Matthias van Ginneken dự định ghé thăm các nhà thờ ở Anh để tìm kiếm bụi vũ trụ, từ đó tìm hiểu xem có bao nhiêu vật chất từ không gian đáp xuống Trái đất, trở thành một phần của khí quyển hoặc hành tinh xanh.

Mái của các nhà thờ lớn là địa điểm rất tốt để săn lùng bụi vũ trụ vì kích thước và tính chất khó tiếp cận của chúng. "Bạn sẽ cần một địa điểm càng ít bị quấy nhiễu càng tốt. Bụi rơi xuống khắp nơi, nhưng các mái nhà mang đến cơ hội tốt để thu gom bụi và không có người giẫm đạp lên trên", Wozniakiewicz nói.

Các hạt bụi từ tiểu hành tinh và sao chổi lao vào khí quyển Trái đất với tốc độ hàng chục nghìn km/h. Một lượng lớn bị thiêu cháy trong quá trình này, nhưng một số tan chảy rồi đông cứng trở lại, biến thành những quả cầu tí hon nằm rải rác trên bề mặt Trái đất.

"Chúng tôi muốn trèo lên mái nhà vì những hạt mà chúng tôi tìm kiếm rất thú vị. Chúng rất hữu ích để tìm hiểu số lượng hạt rơi xuống bề mặt Trái đất. Con số này liên quan đến số lượng hạt rơi xuống phần trên của khí quyển, nhờ đó, chúng tôi có thể tìm hiểu về sự đóng góp của vật liệu này cho Trái đất", Wozniakiewicz cho biết.

Các nhà khoa học đang thúc đẩy dự án sau khi một nghiên cứu phát hiện các hạt vũ trụ giữa đám bụi quét ra từ một phần mái nhà thờ Canterbury mới thay hai năm trước. Nhóm chuyên gia dự định trở lại Canterbury trong vài tuần tới để hút bụi phần mái nhà thờ cũ hơn và lớn hơn. Sau đó, họ sẽ mang theo thiết bị tới địa điểm tiếp theo, nhà thờ Rochester.

Trong khi gió và mưa cuốn đi một lượng lớn bụi khỏi mái nhà, số hạt được tìm thấy vẫn giúp các nhà khoa học tìm hiểu lượng bụi vũ trụ tối thiểu đang rơi xuống. Một ưu điểm khác của mái nhà thờ là việc xây dựng được ghi chép cẩn thận. Do đó, niên đại của các phần mái khác nhau và thời gian chúng phủ bụi đều được lưu lại đầy đủ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News