NASA chỉ cách xem "xe ông già Noel ISS" lướt qua bầu trời đêm Giáng sinh

Đêm Giáng sinh, khi mọi người thả hồn bay bổng cùng trẻ nhỏ nhìn lên bầu trời tìm cỗ xe huyền thoại của ông già Tuyết, cũng có một chuyến bay "đời thật" của các nhà khoa học trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong bầu trời đêm.

Có thể nói các nhà khoa học đang miệt mài ngày đêm nghiên cứu không gian vũ trụ trên trạm ISS chính là "những ông già Noel" mang kiến thức mới về cho nhân loại. Năm nay, chúng ta lại có cơ hội "trông thấy" ISS bay vút qua bầu trời vào cả ngày và đêm Giáng sinh.


Giáng sinh năm nay mọi người lại có cơ hội xem "xe trượt tuyết của ông già Noel" lướt qua bầu trời - (Ảnh: SHUTTERSTOCK)

Chuyến bay của ISS di chuyển với tốc độ 28.160km/h, quay quanh Trái đất 16 lần/ngày, tức cứ sau 90 phút/lần.

Tuy nhiên, mỗi quỹ đạo của vệ tinh này lại bao phủ một phần khác nhau của Trái đất, vì vậy không phải ai cũng đủ may mắn để nhìn thấy "ông già Noel ISS" và các nhà du hành vũ trụ khi họ lướt qua.

Ở hầu hết Bắc Bán Cầu và một phần của Nam Bán Cầu, có thể nhìn thấy "chuyến xe của ông già Noel ISS" phóng qua từ khoảng 6h sáng trở đi vào ngày 24-12, và sau đó là 5 giờ sáng ngày 25-12.

Tất nhiên, những thời điểm đó sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn trên hành tinh.

Theo trang tin khoa học IFLScience, bạn có thể mở công cụ "Spot the Station" của NASA theo link sau để theo dõi các chuyến bay: https://spotthestation.nasa.gov/. Chỉ cần nhập vị trí của bạn, công cụ sẽ cung cấp tất cả cơ hội xem các chuyến bay của ISS từ nay đến ngày 31-12.

Ví dụ: ở thành phố New York (Mỹ), bạn sẽ có thể nhìn thấy vệ tinh bay trên đầu lúc 6h02 sáng (giờ địa phương) vào đêm Giáng sinh và 5h16 sáng ngày Giáng sinh.

Ở thủ đô London (Anh), bạn sẽ có hai cơ hội để phát hiện "chuyến xe ông già Noel ISS", một lần lúc 4h50 sáng (giờ địa phương) ngày 24-12, và lần nữa lúc 6h23 sáng 25-12.

"Chuyến bay" đặc biệt này sẽ chỉ hiển thị mỗi lần 1-5 phút, vì vậy hãy nhanh chóng "chớp" lấy cơ hội để chiêm ngưỡng nó.

Bầu trời càng tối, bạn càng nhìn thấy ISS rõ hơn. Độ sáng của vệ tinh có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí, độ cao và lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu, vì ISS không có ánh sáng riêng. Đó là lý do tại sao các vệ tinh được nhìn thấy rõ nhất ngay sau khi Mặt trời lặn hoặc trước khi Mặt trời mọc.

Một số mẹo giúp bạn phân biệt con tàu ISS: Nó sẽ xuất hiện trên bầu trời đi từ Tây sang Đông, rất nhanh và sẽ xuất hiện dưới dạng ánh sáng sáng liên tục - không nhấp nháy hoặc lấp lánh.

Đừng quên vẫy tay với các phi hành gia và các nhà du hành vũ trụ trên tàu, khi họ bay qua độ cao 408km phía trên Trái đất. "Ông già Noel ISS" đặc biệt này có lẽ sẽ quá bận rộn để vẫy lại, vì ông ấy có rất nhiều việc phải làm trong một đêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 07/04/2025
Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA tiết lộ bầy robot

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh

Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News