NASA chia sẻ bức ảnh hiếm có về quầng sáng tựa như cầu vồng bao quanh Mặt Trăng

Chúng ta có thể đã nghe nhiều về cầu vồng sau mưa nhưng hiện tượng cầu vồng xuất hiện xung quanh Mặt Trăng trên thành phố Turin, Ý hồi năm 2014 lại là điều chưa từng xảy ra.

NASA mới đây vừa chia sẻ một bức ảnh ấn tượng về Mặt Trăng. Đó là cảnh tượng cầu vồng bao quanh Mặt Trăng ngay vào ban đêm. Đây là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Giorgia Hofer.


Cảnh tượng cầu vồng bao quanh Mặt Trăng ngay vào ban đêm.

Một dải sắc tựa như cầu vồng bao quanh Mặt Trăng đó thực chất là một corona (quầng hoặc hào quang), nó đã xuất hiện trong một đêm trăng tròn trên thành phố Torino, Ý vào năm 2014.

NASA cho biết, hiệu ứng này được tạo ra bởi sự nhiễu xạ cơ học lượng tử ánh sáng xung quanh các giọt nước có kích thước tương tự nhau trong một đám mây theo lớp và trong suốt.

Vì mỗi bước sóng lại có một màu sắc khác nhau nên hiện tượng nhiễu xạ cũng tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Quầng sáng trên là một trong số ít các hiệu ứng cơ học lượng tử có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Đa số quầng sáng thường xuất hiện xung quanh Mặt Trời và ít khi xuất hiện quanh Mặt Trăng. Tuy nhiên theo NASA, quầng sáng quanh Mặt Trời khó quan sát hơn và chúng ta đôi khi không thể nhìn thấy màu sắc thực tế của chúng còn với Mặt Trăng, chúng ta có thể nhìn thấy rõ màu sắc của quầng sáng.

Đây không phải lần đầu NASA chia sẻ một bức ảnh thiên văn thú vị như vậy. Năm ngoái, nhiếp ảnh gia John Entwistle của NASA đã chụp được một khoảnh khắc ngoạn mục ghi lại cảnh một tầng tầng lớp lớp cầu vồng đan xen với nhau sau trận bão Florence quét qua bang New Jersey.


Tầng tầng lớp lớp cầu vồng đan xen với nhau sau trận bão Florence quét qua bang New Jersey.

Hiện tượng cầu vồng hiếm thấy này còn được gọi là cầu vồng siêu nhiên. Chúng thường mờ dần trong khoảng nửa giờ. Cầu vồng siêu nhiên hình thành khi các giọt nước rơi xuống có kích thước tương đương nhau. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước, ánh sáng sẽ phản chiếu từ bên trong những hạt mưa và phản trở lại tạo ra cầu vồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News