NASA chọn đề án phục vụ sứ mệnh khám phá không gian
Các hệ thống năng lượng dành cho các sứ mạng không gian khá đa dạng tuỳ thuộc vào đặc điểm sứ mạng và thời gian thực hiện. Có thể liệt kê như pin thường được dùng cho các sứ mạng ngắn hạn, tấm quang điện dành cho các sứ mạng khám phá lớp trong của hệ Mặt Trời, máy phát điện hạt nhân dành cho các sứ mạng ngoài sao Hoả hoặc cần nhiều năng lượng và pin nhiên liệu dành cho tàu vũ trụ có người lái.
Tuy nhiên, khi hoạt động khám phá không gian bắt đầu chuyển hướng sang các vùng cực Mặt Trăng, sao chổi và các Mặt Trăng băng giá của sao Mộc thì tàu vũ trụ hay phương tiện tự hành sẽ phải cần đến các hệ thống năng lượng mới. Để đáp ứng nhu cầu này, NASA mới đây đã trao thưởng cho 4 đề án phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến dành cho các sứ mạng có và không có người lái trong tương lai.
Được tổ chức theo chương trình Game Changing Development do trung tâm nghiên cứu Langley của NASA quản lý, 4 đề án được đệ trình từ 4 đơn vị khác nhau đều nhắm vào mục tiêu phát triển các hệ thống lưu trữ/sản sinh năng lượng với độ ổn định cao và có thể duy trì hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt trong quá trình thực hiện sứ mạng. Các đề án này bao gồm:
- Pin dùng cực dương silicon cho các hệ thống năng lượng cao đặc thù - đề án của công ty Amprius, Inc tại Sunnyvale, California.
- Pin Lithium-Sulfur tuổi thọ lâu và mật độ năng lượng lớn dành cho các ứng dụng không gian - đề án của viện công nghệ California tại Pasadena, California.
- Pin Lithium-Sulfur cải tiến, năng lượng cao, sạc lại được - đề án của đại học Indiana tại Bloomington, Indiana.
- Hệ thống lưu trữ năng lượng Lithium-Sulfur dùng chất điện phân gốc garnet an toàn - đề án của đại học Maryland tại College Park, Maryland.
Mỗi giải thưởng được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn phân tích và thử nghiệm thành phần hệ thống kéo dài 8 tháng, mỗi đề án được tài trợ 250.000 USD. Giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển kỹ thuật một đơn vị phần cứng với số tiền tài trợ tối đa 1 triệu USD cho 1 năm. Giai đoạn 3 sẽ phát triển hoàn thiện nguyên mẫu phần cứng với số tiền tài trợ tối đa 2 triệu USD mỗi giải trong 18 tháng.
Mô hình pin nhiên liệu 3kW
Các đề án đã được đệ trình bởi các trung tâm của NASA, các trung tâm R&D được liên bang tài trợ, các trường đại học và các công ty trong ngành công nghiệp không gian. Ngoài ra, NASA cũng đang làm việc chặt chẽ với Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Cục năng lượng Hoa Kỳ (ARPA-E) và nhiều đối tác để thúc đẩy tiến trình phát triển giải pháp công nghệ lưu trữ năng lượng dành cho các sứ mạng khám phá có sự tham gia của con người và tự động hoá trong tương lai.
Michael Gazanik - quản trị viên cao cấp của bộ phận công nghệ không gian tại NASA cho biết: "Những công nghệ không gian tiên tiến của NASA không dừng lại với các phần cứng và trang thiết bị cho tàu vũ trụ. Công nghệ lưu trữ năng lượng mới sẽ là một yếu tố vô cùng cần thiết cho hoạt động khám phá không gian sâu trong tương lai cho dù đó là các sứ mạng nghiên cứu thiên thể, sao Hoả hay xa hơn. Đây là lý do tại sao chúng tôi đang đầu tư vào lĩnh vực công nghệ quan trọng này".

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
