NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Viện khoa học quản lý kính viễn vọng không gian tại Baltimore, ông Nelson nêu rõ hình ảnh trên sẽ được công bố vào ngày 12/7 tới. Ông nhấn mạnh: "Vị trí này xa hơn bất cứ điểm nào mà con người từng nhìn thấy trước đây". 


Kính viễn vọng không gian James Webb tách khỏi tên lửa đẩy Ariane 5 sau khi được phóng vào quỹ đạo tại trung tâm vũ trụ Guiana ở Kourou thuộc Pháp, ngày 25/12/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Viện khoa học quản lý kính viễn vọng không gian tại Baltimore là trung tâm điều phối hoạt động của kính thiên văn James Webb - thế hệ sau của kính thiên văn huyền thoại Hubble và là một siêu kính viễn vọng có kích thước và độ phức tạp chưa từng thấy. 

Trị giá 10 tỷ USD, James Webb được phóng vào không gian hồi tháng 12/2012, hoạt động trong quỹ đạo quay quanh Mặt trời cách Trái đất 1,5 triệu km, xa hơn nhiều so với kính viễn vọng Hubble chỉ hoạt động trên quỹ đạo của Trái đất ở độ cao khoảng 610km kể từ năm 1990.

Được đánh giá là "một kỳ quan của kỹ thuật", James Webb có thể nhìn sâu vào vũ trụ hơn bất kỳ kính thiên văn nào trước đó nhờ phần gương có đường kính đến 6,5m (gấp 3 lần so với Hubble) được tạo thành từ 18 mảnh gương lục giác, và các thiết bị tập trung vào tia hồng ngoại, cho phép kính thiên văn này có thể nhìn xuyên qua bụi và khí.

Ông Nelson cho biết: "Kính thiên văn này sẽ khám phá các vật thể trong hệ Mặt trời và bầu khí quyển của các ngoại hành tinh quay quanh các ngôi sao khác, cho chúng ta manh mối về việc liệu bầu khí quyển quanh chúng có tương tự như khí quyển của chúng ta hay không".

Khả năng hồng ngoại của James Webb cho phép kính thiên văn này quan sát sâu hơn trong thời gian, ngược trở lại thời điểm xảy ra vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm. 

Theo Phó Giám đốc NASA Pam Melroy, nhờ sự trôi chảy trong kỹ năng phóng tên lửa của công ty đối tác Arianespace (Pháp), kính thiên văn James Webb có thể hoạt động trong 20 năm, gấp đôi tuổi thọ dự kiến ban đầu. Bà Melroy nhấn mạnh: “20 năm đó không chỉ cho phép chúng ta đi sâu hơn vào lịch sử và thời gian, mà còn đi sâu hơn vào khoa học vì chúng ta có cơ hội học hỏi, trưởng thành và đưa ra những quan sát mới".

Dự kiến, vào ngày 12/7 tới, NASA cũng sẽ chia sẻ hình ảnh quang phổ đầu tiên của James Webb về một ngoại hành tinh. Quang phổ là một công cụ để phân tích thành phần hóa học và phân tử của các vật thể ở xa và quang phổ hành tinh có thể giúp mô tả đặc điểm của bầu khí quyển và các đặc tính khác của khí quyển, như có nước hay không, hoặc mặt đất ra sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 09/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News