NASA chuẩn bị phóng tàu bay vòng quanh Mặt trăng

Tên lửa SLS khổng lồ và khoang tàu Orion sẽ được kéo tới bệ phóng hôm 17/3 và dự kiến cất cánh cuối tháng 5 năm nay.


Các kỹ sư dỡ bệ đỡ quanh khoang tàu vũ trụ. (Ảnh: NASA)

Các kỹ sư NASA bắt đầu cất bệ đỡ xung quanh tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) đầu tiên phóng trong nhiệm vụ Artemis bay tới Mặt trăng. Việc cất bệ đỡ ở Trung tâm vũ trụ Kennedy (KSC) của NASA ở Florida là bước quan trọng giúp đưa tên lửa và tàu vũ trụ tới bệ phóng an toàn vào hôm 17/3 trước nhiệm vụ Artemis 1, dự kiến diễn ra vào tháng 5.

Nhiệm vụ không người lái Artemis 1 sẽ đưa tàu vũ trụ Orion bay vòng quanh Mặt trăng nhằm đảm bảo cả tên lửa SLS và tàu Orion sẵn sàng cho các chuyến bay chở người sau này. Artemis 2, nhiệm vụ Artemis chở người đầu tiên, sẽ đưa phi hành gia bay vòng quanh Mặt trăng vào năm 2024, nếu tất cả theo đúng kế hoạch. Artemis 3 sẽ chở người tới bề mặt Mặt trăng sớm nhất năm 2025.

Trọng tâm hiện nay của NASA là Artemis 1. NASA hôm 2/3 cho biết họ đang tích cực chuẩn bị để SLS và Orion sẵn sàng bay. Các đội kỹ sư sẽ tiếp tục lắp đặt thiết bị trên động cơ đẩy kép sử dụng nhiên liệu rắn của SLS bên trong Tòa nhà lắp ráp phương tiện của KSC. Những cảm biến như vậy sẽ cho phép kỹ sư lái tên lửa và tàu vũ trụ qua công nghệ ảo trong hành trình dài 6,5 km tới Tổ hợp phóng 39B và theo dõi tiến trình của nhiệm vụ khi các phương tiện sẵn sàng phóng. Sau khi tới bệ phóng, tổ hợp SLS - Orion sẽ truyền dữ liệu về nhiều hệ thống bao gồm tên lửa, tàu vũ trụ và cơ cấu triển khai trên mặt đất. Việc đổ nhiên liệu và các hoạt động khác trên bệ phóng cũng được ghi hình.

Tổ hợp SLS - Orion sẽ cần trải qua thử nghiệm ướt. Theo lịch trình, thử nghiệm này sẽ diễn ra 2 tuần sau khi bộ đôi tên lửa - tàu vũ trụ tới bệ phóng. Nếu thành công, Artemis sẽ là chương trình đầu tiên đưa con người trở lại Mặt trăng từ khi các phi hành gia Apollo đáp xuống đây trong năm 1969 - 1972.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News