NASA chuẩn bị sứ mệnh mới tới Mộc Tinh
NASA chính thức tiến hành một nhiệm vụ mới để thực hiện một nghiên cứu rất chi tiết về hành tinh này.
Với tên Juno, nhiệm vụ này sẽ là lần đầu tiên một vệ tinh được đặt trong quĩ đạo elip quanh hành tinh để nghiên cứu sự hình thành, tiến hóa và cấu trúc của nó. Dưới lớp mây mù dày đặc, nó đã che lấp những bí ẩn về những quá trình và điều kiện căn bản ảnh hưởng đến hệ Mặt Trời ban đầu.
"Mộc tinh là nguyên mẫu của những hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt Trời và đã hình thành rất sớm, thu hút phần lớn vật chất còn lại sau khi Mặt Trời được hình thành", theo lời Scott Bolton từ viện nghiên cứu SouthWest ở San Antonio. "Không giống Trái Đất, khối lượng khổng lồ của Mộc Tinh cho phép nó giữ lại những thành phần ban đầu, cung cấp cho chúng ta cách để tìm hiểu lịch sử hệ mặt trời."
Tàu không gian sẽ được phóng trên tên lửa đẩy Atlas từ Cape Canaveral, Fla. Vào tháng 8 năm 2011, và sẽ đến Mộc Tinh vào năm 2016. Vệ tinh sẽ bay quanh Mộc Tinh 32 lần, lướt qua khoảng 4800 kilomet trên những đáp mây trên cùng trong khoảng một năm. Nhiệm vụ này sẽ là vệ tinh sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên được thiết kế để hoạt động bất chấp khoảng cách khá xa từ Mặt Trời.
"Jupiter cách Mặt Trời hơn 644 triệu kilomet, xa hơn 5 lần khoảng cách Trái Đất đến mặt Trời và Juno được thiết kế để thu được năng lượng cực kì hiệu quả".
Hình ảnh mô phỏng vệ tinh Juno. Ảnh: NASA/JPL |
Vệ tinh này sẽ sử dụng camera và 9 thiết bị khoa học để nghiên cứu thế giới bỉ ẩn dưới những lớp mây của Mộc Tinh. Bộ thiết bị khoa học này sẽ kiểm tra tỉ mỉ sự tồn tại của một nhân đá băng, từ trường dày đặc của Mộc tinh, nước, và những đám mây amoniac trong khí quyển sâu, và khám phá cực quang của hành tinh này.
"Trong thần thoại Hi Lạp và La Mã, Juno vợ của Jupiter đã nhìn qua những đám mây của Jupiter để theo dõi trò quỉ quyệt của chồng minh", giáo sư Toby Owen kể. "Juno của chúng tôi nhìn xuyên qua đám mây của Jupiter để tìm dấu hiệu của nước, cực kì cần thiết cho sự sống."
Việc hiểu sự hình thành của Mộc Tinh là rất quan trọng cho sự hiểu biết những quá trình dẫn đến sự phát triển của phần còn lại của hệ mặt trời và những điều kiện đã dẫn đến sự hình thành Trái Đất và loài người. Tương tự như Mặt Trời, Mộc Tinh bao gồm chủ yếu là hidro và heli. Tuy nhiên, Mộc Tinh có một phần lớn của vật chất nặng hơn Mặt Trời.
"Xác định chính xác về trọng lực và từ trường của Mộc Tinh cho phép chúng ta hiểu cái gì đang ở bên trong hành tinh". "Đo đạc này và những đo đạc khác sẽ cho chúng ta biết sự phân bố của các thành phần vật chất của hành tinh, sự hình thành và tiến hóa, đó là phần chủ yếu của hiểu biết chúng ta về đặc tính của hệ mặt trời".
Sâu trong khí quyển Mộc Tinh, dưới áp lực rất lớn, khí hidro được ép lỏng. Tại những độ sâu như thế, khí hidro hoạt động như một kim loại sinh điện mà được cho là nguồn của từ trường dày đặc của hành tinh. Mộc Tinh cũng có thể có một nhân rắn đá tại trung tâm.
"Juno cho chúng ta một cơ hội tuyệt vời để chụp ảnh cấu trúc của nó theo cách mà chưa bao giờ có". "Nó sẽ cho phép chúng ta tiến một bước dài trong hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của hành tinh và vai trò trong sắp đặt phần còn lại của hệ mặt trời".
Nhiệm vụ Juno một vệ tinh thứ hai được thiết kế theo chương trình New Frontiers của NASA. Đầu tiên là nhiệm vụ Pluto New Horizons, được phóng vào tháng 1 năm 2006 và dự kiến sẽ đến mặt trăng Charon của Diêm Vương Tinh vào năm 2015.
Bài do bạn đọc Trần Bá Hoàng Long cung cấp.