NASA công bố ảnh thực nơi đổ bộ trong phim về sao Hỏa
Máy ảnh thiên văn trên tàu vũ trụ của NASA tiết lộ chi tiết các khu vực hạ cánh của phi hành gia trong bộ phim "The Martian" ngoài đời thực.
Nơi đổ bộ thực sự của bộ phim The Martian
Tháng 5/2015, hình ảnh từ camera HiRISE trên Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hiển thị các địa điểm hạ cánh thực tế trên sao Hỏa được mô tả trong bộ phim bom tấn mới của Hollywood "The Martian - Người về từ sao Hỏa".
Địa điểm hạ cánh thực tế của nhiệm vụ Ares 3 trong phim "The Martian". (Ảnh: NASA).
Theo NASA, bộ phim sử dụng vị trí có thật trên sao Hỏa để làm địa điểm hạ cánh cho nhiệm vụ Ares 3 và Ares 4. Khu vực hạ cánh của nhiệm vụ Ares 3 nằm trên đồng bằng sao Hỏa Acidalia Planitia. Căn cứ nhiệm vụ Ares 4 được đặt ở giữa miệng núi lửa Schiaparelli.
Trong phim "The Martian", phi hành gia Mark Watney bị mắc kẹt và dành phần lớn thời gian của mình ở đồng bằng Acidalia Planitia, phía nam sao Hỏa. Địa hình tại đây rất đa dạng và nguy hiểm, với những vùng đất có vô số tảng đá cao vài mét, cũng như khe nứt, sườn dốc đá dựng đứng, gây khó khăn cho việc lái xe đi lại.
Phi hành gia Mark Watney phải di chuyển từ khu vực Ares 3 sang Ares 4. Tại đó có phương tiện cất cánh Mars Ascent Vehicle giúp anh bay vào quỹ đạo sao Hỏa, quay lại con tàu vũ trụ và trở về nhà. Hình ảnh thực tế cho thấy, nơi hạ cánh của nhiệm vụ Ares 4 là một vùng bằng phẳng, bị bao phủ bởi lớp bụi sao Hỏa dày ít nhất một mét.
Nơi hạ cánh cho nhiệm vụ Ares 4 trong phim "The Martian" do camera HiRISE chụp ngoài thực tế. (Ảnh: NASA).
Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter đã chụp hơn 39.000 bức ảnh vào năm 2006. Mỗi lần chụp ảnh của camera HiRISE bao quát diện tích vài km2. Nó cung cấp thông tin quan trọng, dùng để lựa chọn địa điểm hạ cánh cho robot thăm dò sao Hỏa mang tên Curiosity và nhiều nhiệm vụ khác trong tương lai.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
