NASA công bố ảnh vệ tinh đẹp như tranh vẽ
Từ khi phóng lên vũ trụ vào năm 1999, bức xạ kế ASTER trên vệ tinh Terra của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp hình 99% bề mặt Trái Đất qua 2,95 triệu bức ảnh.
Theo Business Insider, bức xạ kế ASTER có tên đầy đủ là Advanced Spaceborne Thermal Emission and Reflection Radiometer liên tục chụp ảnh Trái Đất trong suốt 16 năm. ASTER là thiết bị do Nhật Bản sản xuất. Phần lớn dữ liệu và hình ảnh của nó vẫn được giữ kín. Tuy nhiên, hôm 1/4, NASA công bố tài khoản cho phép tải miễn phí 2,95 triệu bức ảnh do ASTER chụp nhằm phục vụ nghiên cứu và phân tích.
Nhiều ảnh của ASTER trông giống như bức tranh do trẻ nhỏ tô màu, trong đó có ảnh chụp dãy núi Andes. ASTER trang bị một camera hồng ngoại, có thể phát hiện những thay đổi ở nhiệt độ bề mặt, chất liệu và độ cao.
Bức ảnh chụp thành phố Manaus, Brazil, là thước hình được yêu thích nhất trong bộ ảnh của ASTER.
Những ngọn núi lửa đẩy quần đảo Galapagos ra phía ngoài Thái Bình Dương.
Cầu Oresund dài 16km nối liền Thụy Điển và Đan Mạch. Ảnh vệ tinh cho thấy hòn đảo nhân tạo do hai nước xây dựng ở giữa để phục vụ hành trình.
Triều Tiên trải qua một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất vào năm 2015 (ảnh phải). Thảm thực vật (màu đỏ) tại đây giảm hẳn so với năm 2002 (ảnh trái).
Hố xanh vĩ đại (Great Blue Hole) ở Belize trong một bức ảnh chụp của ASTER.
Quặng sỏi, cát và muối hình cánh quạt ở Trung Quốc có tên quạt bồi tích.
Venice, thành phố với 400 cây cầu và 120 hòn đảo ở Italy trông rối mắt hơn khi nhìn từ không gian.
Vùng đầm lầy của Ecuador năm 1991 (ảnh trên) chuyển thành trang trại nuôi tôm năm 2001 (ảnh dưới).
Thung lũng McMurdo Dry Valleys ở Nam Cực là nơi trên Trái Đất có quang cảnh giống sao Hỏa nhất.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
