NASA đã làm gì với động vật và cây cỏ trên quỹ đạo?

Cá có thể bơi trong trọng trường nhân tạo? Ong có tạo mật trong tình trạng phi trọng lực? Kiến có thể sống trong một trạm vũ trụ? Những câu hỏi này đã thúc đẩy NASA mang theo sinh vật trong các chuyến bay vào vũ trụ.
> Phần 1: Đằng sau thành tựu và thất bại của NASA

Mục đích của phần lớn thí nghiệm là tìm hiểu các sinh vật phản ứng ra sao dưới những điều kiện môi trường đã thay đổi và những kết quả này có thể mang sang áp dụng cho con người hay không. Vì một nhà du hành chỉ là một chú thỏ thí nghiệm có điều kiện - ông ta rất ít khi đáp ứng được các điều nghiện nghiên cứu nghiêm ngặt, vì còn phải thi hành nhiều nhiệm vụ khác.

NASA đã làm gì với động vật và cây cỏ trên quỹ đạo?

Năm 2006, rau cải xong tai chuột (Arabidopsis thaliana) đã bay vào vũ trụ. Ảnh: wright.edu.

Vì thế mà năm 1961 con tinh tinh "Ham" đã bay vào vũ trụ, năm 1973 là nhiều chú chuột không tên. Các nhà du hành đã nghiên cứu về chu kỳ ngày đêm ở chúng. Ngay đến rắn cũng đã tìm được đường vào vũ trụ, các nhà khoa học quan tâm đến vùng tai trong của chúng cũng như quan tâm đến bộ gene của nhiều con cá đã có mặt trong một phi vụ.

Các con vật dường như không bị tình trạng phi trọng lực quấy nhiễu nhiều lắm: "Điều đáng ngạc nhiên là các con vật thích nghi rất nhanh với điều này", Laura Lewis, nữ cộng tác viên của NASA, nói. "Chỉ trong vòng 5 phút, các con chuột đã bay lơ lửng trong nơi chúng sống, tự chăm sóc và ăn uống giống như chúng đang ở trên Trái Đất."

Nhà du hành vũ trụ là người làm vườn

Cây trồng cũng rất quan trọng cho các phi vụ trong tương lai. Một mặt chúng có thể cung cấp thức ăn cho những chuyến đi dài hạn trong vũ trụ. Ngoài ra, chúng và con người bổ sung cho nhau một cách tối ưu: Trong khi các nhà vu hành hít ôxy và thở ra CO2 thì cây cỏ lại dùng CO2 và thải ra ôxy.

Vì thế mà năm 2006 "Tropi" đã cùng bay vào vũ trụ: Các nhà nghiên cứu đã vùi hạt giống của cây cải xoong tai chuột vào trong nhiều hộp giống như nhà kính trồng cây. Người ta đã lựa chọn loài cây dưới tên khoa học Arabidopsis thaliana này vì bộ gene của chúng đã được giải mã. Mục đích là tìm hiểu xem điều kiện ánh sáng khác nhau và môi trường thay đổi có gây hại đến bộ gene của nó hay không. Và điều này đã không xảy ra: Mặc dù có nhiều bức xạ nhưng ARN của cây cải xoong gần như không thay đổi gì.

Các nhà nghiên cứu của NASA hy vọng rằng trong tương lai cây cỏ sẽ có mặt trong những chuyến bay vào không gian, như một hệ sinh thái nhỏ được tích hợp và tiếp nhận nhiều chức năng cung cấp quan trọng. Vì sức khỏe của những nhà du hành là điều rất quan trọng trong tất cả các nhiệm vụ. Thiếu trọng lực gây ra nhiều hậu quả: Cơ bắp và xương teo lại, bức xạ có thể làm tổn hại di truyền và có thể xảy ra rối loạn nhịp tim. Gần như nhà du hành nào cũng bị rối loạn hệ tuần hoàn sau một chuyến đi dài ngày trong vũ trụ.

Bảo vệ chống bức xạ cũng là một mối quan tâm của NASA: Các chuyên gia phỏng đoán rằng trong một chuyến bay đến sao Hỏa, có thể có đến 40% tế bào não bị ảnh hưởng. Ở các phi hành gia của trạm vũ trụ Mir (đã bị Nga phá hủy), các nhà khoa học phát hiện nhiều tổn hại của ADN, nâng rủi ro ung thư lên tròn 20%.

Còn nữa

Từ khóa liên quan:

câu chuyện

nasa

vũ trụ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News