NASA: Đây là thời điểm tuyệt vời để du hành vũ trụ
Trước khi lên kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch, điều đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra thời tiết hôm đó có đẹp hay không, và tất nhiên đối với các nhà du hành không gian cũng không ngoại lệ. Trước khi thực hiện nhiệm vụ thám hiểm ngoài vũ trụ, NASA đều thực hiện các bước nhằm kiểm tra tình hình thời tiết không gian sẽ như thế nào trong thập kỷ sắp tới, và dường như mọi thứ đều sẽ khá tốt đẹp.
Hoạt động của hệ Mặt Trời trong tương ảnh hưởng nhiều đến quá trình khám phá vũ trụ.
Bằng việc sử dụng các dữ liệu thu thập được gần đây nhất về hoạt động của hệ Mặt Trời cùng một số dự đoán mang tính khoa học về thời tiết ngoài không gian, NASA cho biết chúng ta sắp trải qua một thập kỷ "yên bình nhất" với tần số xuất hiện Vết đen Mặt Trời là ít nhất trong vòng hai thế kỷ qua và là thời điểm hoàn hảo để lên kế hoạch cho các nhiệm vụ thám hiểm những thế giới mới.
Trong một bài đăng trên blog NASA, cơ quan này cho biết chu kỳ hoạt động của các vì sao trong hệ Mặt Trời thường kéo dài khoảng 11 năm, với vô số các sự kiện xảy ra theo cách con người có thể dự đoán được. Trong thời kỳ hoạt động mạnh, các Vết đen Mặt Trời (hay còn gọi là Sunspot) xuất hiện thường xuyên hơn cùng với lượng vật chất cực quang (CME) sẽ tạo ra các hạt mang điện trong không gian.
Nếu như các phi hành gia du hành ngoài không gian trong "thời tiết" như thế, thì không khác gì họ đang muốn phơi mình dưới một luồng phóng xạ khổng lồ từ ngôi sao của chúng ta. Quả Địa Cầu mà con người đang sinh sống luôn được bảo vệ khỏi các bức xạ nhờ vào chiếc "khiên" từ trường Trái Đất, tuy nhiên nếu ở ngoài không gian, các nhà du hành vũ trụ sẽ không nhận được một sự bảo vệ tương tự.
Có thể dự đoán được các hoạt động của hệ Mặt Trời trong tương lai sẽ không mang lại quá nhiều sự dễ dàng cho quá trình khám phá vũ trụ, nhưng ít nhất các nhà thám hiểm của chúng ta sẽ có khả năng sinh tồn cao hơn.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
