NASA đề xuất chế tạo taxi vũ trụ
NASA đã có kế hoạch dùng 50 triệu đôla từ Quỹ kích thích kinh tế để triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách lên vũ trụ bằng loại thiết bị mới mang tên taxi vũ trụ.
Sang năm, Mỹ sẽ chấm dứt việc sử dụng toàn bộ đội tàu con thoi sau trên 7 năm hoạt động và hoàn thành việc xây dựng Trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS trị giá 100 tỷ đôla đang bay trên quỹ đạo Trái đất 225 dặm.
Sau đó, Mỹ có kế hoạch thuê các con tàu của Nga, một trong 16 nước tham gia chương trình trạm vũ trụ quốc tế chở những nhà du hành lên và xuống để làm việc tại trạm này.
NASA dự kiến sẽ chi 500 triệu đôla để giúp hai công ty Mỹ là SpaceX và Orbital Services Corp triển khai những tên lửa và các khoang trợ sinh (capsule) dùng vào việc vận chuyển các thiết bị lên trạm.
![]() |
Mô hình chiếc taxi vũ trụ theo hình dung. |
Nhà Trắng đã thành lập Ban cố vấn do Norm Augustine, nguyên Giám đốc Tập đoàn Lockheed đứng đầu để xem xét lại chương trình những chuyến bay có người. Chương trình này là hoàn tất việc xây dựng trạm vũ trụ vào năm tới, ngừng sử dụng các tàu con thoi và triển khai những phương tiện vận chuyển mới có thể đi lên trạm vũ trụ cũng như tới Mặt trăng và những điểm đến khác trong hệ Mặt trời.
Kinh phí cho những chương trình đang được tiến hành ấy đã bị thu hẹp lại từ 108 tỷ đôla xuống còn 81,5 tỷ đôla trong thời gian từ 2010 đến 2020, là những năm dự kiến sẽ tiến hành việc đổ bộ lên mặt trăng kể từ sau chuyến bay của con tàu Apollo lần thứ nhất.
Các thành viên trong Ban cố vấn khoa học của Tổng thống đã xem xét lại chương trình bay của các con tàu vũ trụ có người cho biết ngân sách và chương trình không có gì thay đổi và việc đổ bộ lên Mặt trăng không thể sớm hơn năm 2020.
Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị trên vào mục đích nghiên cứu, Mỹ sẽ có thêm một trạm bay trên quỹ đạo làm dịch vụ phục vụ việc nghiên cứu vũ trụ cho các nước - Jeff Greason, người đồng sáng lập và hiện lãnh đạo XCOR cho biết.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
