NASA điểm mặt các thành phố sẽ bị nhấn chìm trong tương lai
NASA cảnh báo với tốc độ băng tan do ảnh hưởng khí hậu ở hai địa cực, thời gian tới, nhiều thành phố sẽ bị nước và băng trôi xâm chiếm.
NASA vừa cho ra đời một công cụ dự báo những nơi nào trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng băng tan ở các địa cực và các vùng đất tưởng chừng như phủ băng vĩnh cửu trước đây.
Công cụ này sớm đưa ra những ví dụ giật mình khi vẽ lại bản đồ New York - Mỹ với gần phân nửa ngập chìm trong nước và băng trôi. London - Anh trong tương lai còn lạnh lẽo hơn với gần hết diện tích phủ một màu trắng xóa.
London hiện tại (phải) và London tương lai trái), với phần màu hồng nhỏ bé là vùng khô ráo, ấm áp còn sót lại, còn phần màu trắng sẽ tràn ngập trong nước và băng tan trôi nổi- (ảnh NASA).
Đừng vội mừng nếu bạn không sống gần những nơi gần địa cực hay vùng tuyết giá. Theo NASA, sự vận động liên tục của trái đất sẽ đảm bảo cho sự phân phối đồng đều của nước. Ở các vùng khí hậu ấm áp hơn, bạn sẽ được trái đất chia cho khá nhiều nước ngay giữa lòng thành phố.
Băng tuyết bao phủ thành phố Sydney - Úc trong tương lai.
Tuy nhiên, rõ ràng rằng việc một khối băng lớn sụp đổ xuống đại dương sẽ gây thiệt hại nặng nề nhất cho các vùng lân cận. Công cụ này - vốn được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Jet Propulsion Laboratory của NASA (California - Mỹ) - có nhiệm vụ đánh giá các thiệt hại này để cung cấp cho các quốc gia cũng như chính quyền các thành phố dữ liệu cần thiết trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi – phòng chống ngập lụt.
Thành phố New York của Mỹ cũng sẽ ngập chìm gần phân nửa trong băng giá - (ảnh: NASA).
Theo tiến sĩ Surendra Adhikar, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, khi các quốc gia lên kế hoạch xây dựng đê điều và các công trình phòng chống thiên tai khác, họ cần phải nghĩ đến viễn cảnh 100 năm tới nếu không muốn đối mặt với một thảm họa bất ngờ trong tương lai.
- TP. Hồ Chí Minh sẽ bị "nhấn chìm" nếu băng 2 cực tan chảy
- Mực ước biển dâng cao đe dọa nhấn chìm nhiều thành phố