NASA đổi tên sứ mệnh nghiên cứu vành đai bức xạ
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố sứ mệnh Van Allen, trong nỗ lực nghiên cứu các vành đai bức xạ của trái đất.
>>> NASA phóng hai vệ tinh để thăm dò vành đai bức xạ
Một phi thuyền nghiên cứu vành đai Van Allen - (Ảnh: NASA)
Được triển khai trong sứ mệnh nghiên cứu môi trường bức xạ khủng khiếp xung quanh trái đất, bộ đôi phi thuyền NASA chính thức được đổi tên mới theo thông cáo báo chí của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ hồi cuối tuần.
Theo Space.com, tên Van Allen Probes (Tàu thăm dò Van Allen) đã dùng để thay thế tên Radiation Belt Storm Probes (Tàu thăm dò vành đai bão bức xạ) được công bố hồi tháng 8.
James Van Allen là trưởng khoa Vật lý tại Đại học Iowa khi ông phát hiện hai vành đai chứa đầy các hạt điện tích cao quay xung quanh địa cầu vào năm 1958.
Vành đai bên trong thường mở rộng từ phần đỉnh của khí quyển trái đất đến độ cao 6.437km, trong khi vành ngoài từ 12.874 đến 41.842km.
Các vành đai Van Allen bị ảnh hưởng bởi bão mặt trời và những đợt phun trào vật chất ở vành nhật hoa, và đôi khi chúng phình to đến mức có thể gây nguy hiểm cho hoạt động liên lạc viễn thông, các vệ tinh GPS và những chuyến bay du hành vũ trụ.
Trong khi đó, hành vi của bộ đôi vành đai Van Allen rất bí hiểm, không đoán trước đó, và đó là nhiệm vụ của hai phi thuyền được triển khai theo sứ mệnh trị giá 686 triệu USD, kéo dài trong hai năm.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
