NASA đưa robot thám hiểm mới lên Sao Hỏa
Thế hệ robot thám hiểm tiếp theo của NASA có tên Curiosity đã sẵn sàng bay tới hành tinh đỏ vào tháng 11 này, thông tin từ Cape Canveral, Florida (Mỹ).
Bắt đầu từ ngày 13/8, các kỹ sư tại Trung Tâm Vũ trụ Kennedy, Florida sẽ bắt đầu lắp đặt hệ thống sử dụng nhiên liệu hạt nhân cho Curiosity.
Robot thám hiểm Curiosity sẽ được khởi động bằng tên lửa đẩy Atlas 5 vào tháng 11 (Ảnh: Space.com)
Robot thám hiểm sẽ được khởi động bằng tên lửa đẩy Atlas 5 một ngày sau Lễ Tạ Ơn (ngày 25/11). "Chúng tôi sẽ khởi động Curiosity tại Cape Canaveral", Torsten Zorn, một kỹ sư tại Phòng Thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết.
Curiosity đã ra mắt các phương tiện truyền thông hôm 12/8 trong một căn phòng, nơi nó đã trải qua những thử nghiệm cuối cùng và sãn sàng cho hành trình tới Hỏa Tinh.
Curiosity dài 3m, được so sánh với kích thước của một chiếc Mini Cooper, gồm một ăng-ten dài cho phép liên lạc trực tiếp với Trái Đất, 2 camera định vị, 2 thiết bị khoa học khảo sát môi trường, 6 bánh xe cuộn có thể vượt qua chướng ngại vật cao 65cm. Các cánh tay của Curiosity có thể vươn xa 2m để thu thập các mẫu vật từ hành tinh đỏ và đi được 200 m mỗi ngày.
Robot thám hiểm dự định sẽ tiếp cận bề mặt của Hỏa Tinh vào tháng 8 năm 2012.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
