NASA gặp rắc rối lớn với hộp chứa “hạt giống sự sống ngoài Trái đất”
Sứ mệnh OSIRIS-REx trị giá 1 tỉ USD của NASA tiếp tục gặp "trắc trở", đòi hỏi nỗ lực phát triển các phương pháp mới để đem mẫu tiểu hành tinh được cho là chứa "hạt giống sự sống" ra ngoài an toàn.
Việc lấy mẫu vật một cách cẩn trọng, tránh những "ô nhiễm" nhỏ nhất từ môi trường Trái Đất là yếu tố then chốt giúp các nhà khoa học có được câu trả lời chính xác về những bí ẩn liên quan giai đoạn Hệ Mặt trời và sự sống bên trong nó bắt đầu hình thành.
Hộp chứa mẫu tiểu hành tinh Bennu đang được các nhà khoa học NASA xử lý - (Ảnh: NASA).
Theo thông báo mới nhất của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các mẫu vật thực sự chứa nước và carbon, "xương sống" của sự sống. Kết quả này có được từ việc phân tích các phần đá bụi vụn thu thập từ bên ngoài và bên dưới nắp ngoài của hộp đựng.
Theo Space.com, "hộp kho báu" mang tên TAGSAM từ tiểu hành tinh Bennu vẫn chưa thực sự được mở ra, sau 1 tháng kể từ khi nó hạ cánh xuống Trái Đất, vì các nhà khoa học NASA... không mở được.
"Sau nhiều lần thử tháo, nhóm đã phát hiện ra rằng không thể tháo được 2 trong số 35 chốt trên đầu TAGSAM bằng các công cụ đã được phê duyệt để sử dụng" - NASA cho biết.
Mọi sự can thiệp hơi thô bạo đều có nguy cơ làm hỏng toàn bộ mẫu vật của sứ mệnh trị giá 1 tỉ USD. Do đó, nhóm OSIRIS-RExđang nỗ lực phát triển các phương pháp mới để trích xuất vật liệu sao cho vẫn giữ mẫu được an toàn và nguyên sơ.
Một may mắn khác cho họ là ở phần bên ngoài có thể tiếp cận được, các nhà khoa học đã thu thập được 70,3g vật liệu từ Bennu. Các phân tích ban đầu cho thấy chúng đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu.
Cả chiếc hộp có thể chứa đến 250g đá bụi Bennu, một lượng vật liệu đáng mơ ước, sẽ được chia sẻ cho nhiều cơ quan vũ trụ và các nhóm nghiên cứu trên thế giới để cùng nhau phân tích.
Các phân tích trước đây của NASA đã chỉ ra Bennu, một "hóa thạch" từ buổi bình minh của hệ Mặt trời, chính là đại diện cho các tiểu hành tinh đã mang nước và hạt giống sự sống đến Trái đất sơ khai.
Vì vậy, họ tin tưởng các mẫu đá bụi này có thể chứa đựng các "khối xây dựng sự sống" cổ xưa đó, thứ có thể giải đáp cách mà các sinh vật đầu tiên của Trái đất được hoài thai, cũng là cung cấp hiểu biết về nguồn gốc ngoài Trái đất của chính chúng ta.

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?
Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.
