NASA bắt đầu mở viên nang ngoài Trái đất, nguy cơ vi khuẩn lạ xâm nhập?

Các nhà khoa học đã vô cùng hồi hộp khi mở hộp đựng mẫu vật tiểu hành tinh của tàu thăm dò của OSIRIS-REx.

Mẫu vật ngoài hành tinh quý giá và chặng đường 7 năm

Ngày 27/9, các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) bắt đầu tiến hành dỡ nắp ngoài của viên nang trên tàu thăm dò OSIRIS-REx.


Viên nang của tàu thăm dò OSIRIS-REx hạ cánh xuống khu thử nghiệm quân sự ở bang Utah, Mỹ. (Ảnh: NASA).

Đây là mẫu vật từ Bennu - một tiểu hành tinh ngoài vũ trụ, đã được tàu thu thập sau hành trình kéo dài 7 năm ngoài không gian, và vừa trở về Trái đất ngày 24/9 vừa qua.

Ước tính, Bennu nằm cách Trái đất khoảng 6,2 tỷ km. Mẫu vật được thu thập từ tiểu hành tinh này vào năm 2020, và được lưu trữ trong viên nang của tàu OSIRIS-REx kể từ đó.

"Họ (các nhà khoa học) đã vô cùng hồi hộp, khi nắp được nhấc lên", Bộ phận Khoa học Khám phá và Nghiên cứu Vật liệu Thiên văn (ARES) của NASA, cho biết.

Tại bước đầu tiên của công đoạn nghiên cứu, NASA sẽ thu thập những bột đen và các hạt nhỏ, cỡ hạt cát, bám trên nắp và phần đế của viên nang. Loại bột này được cho là từng tồn tại trên bề mặt của tiểu hành tinh Bennu, cũng là trọng tâm của sứ mệnh OSIRIS-REx.


Các chuyên gia của NASA tháo nắp hộp đựng mẫu tiểu hành tinh OSIRIS-REx ngày 27/9. (Ảnh: NASA).

Các nhà nghiên cứu sẽ phân tích mẫu này nhằm hé lộ những khám phá mới về sự hình thành và tiến hóa ban đầu của vật chất trong Hệ Mặt Trời. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá vai trò của các tiểu hành tinh giàu carbon như Bennu trong việc gieo mầm cho Trái đất những "khối xây dựng sự sống".

Dẫu vậy, công đoạn này sẽ không thể diễn ra một cách nhanh chóng. Nhóm ARES thậm chí chỉ vừa mới bắt đầu tiếp cận mẫu vật tiểu hành tinh. Họ đang cố gắng tháo rời hệ thống phức tạp của Cơ chế thu thập mẫu vật (TAGSAM), nhằm tiếp cận lượng mẫu vật lớn hơn nằm ở bên trong.

Khi TAGSAM được tách ra khỏi viên nang, nó sẽ được đưa vào hộp kín và bảo quản ở môi trường nitơ trong tối đa 2 giờ. Các hoạt động này diễn ra trong một phòng thí nghiệm được thiết kế đặc biệt cho sứ mệnh OSIRIS-REx.

Nguy cơ vi khuẩn lạ xâm nhập?

Ngay từ khi viên nang chứa mẫu vật từ Bennu đáp xuống Trái đất, nhiều lo ngại đã dấy lên về khả năng nó sẽ vô tình thả ra những sinh vật ngoài hành tinh nhỏ bé, nằm lẫn trong đá bụi.

Điều này bắt nguồn từ một phát biểu của tiến sĩ Jason Dworkin, nhà khoa học sứ mệnh OSIRIS-REx, khi ông thừa nhận đây là một sứ mệnh "trở về Trái đất không hạn chế".

Điều này có nghĩa là các mẫu được đem về từ tiểu hành tinh Bennu không có bất kỳ hạn chế nào, kể cả những phạm trù liên quan đến sinh học.


Tiến sĩ Jason Dworkin trên tay một mẫu địa chất. (Ảnh: Oxy).

Dẫu vậy, nhà khoa học OSIRIS-REx đã ngay lập tức trấn an rằng nhóm nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ sự sống nào trên tiểu hành tinh Bennu trong thời gian nghiên cứu.

Thay vào đó, họ chỉ trông đợi vào việc tìm kiếm các "khối xây dựng sự sống", điển hình như các axit amin quan trọng, có thể đóng vai trò nhất định để trở thành sự sống.

Tiến sĩ Dworkin cũng không lo lắng về khả năng mầm bệnh có thể thoát ra môi trường và gây rắc rối, hoặc làm lây lan bệnh. Ông cho biết, bất kỳ vật chất nào tồn tại nào trên tiểu hành tinh cũng không phù hợp để sống sót trên Trái đất, vì chúng đã tiến hóa trong một sinh quyển riêng biệt.

Ngoài ra, cũng phải kể tới việc mẫu vật sẽ được mở trong các cơ sở công nghệ cao với khả năng mô phỏng môi trường đặc biệt, nhằm hạn chế tối đa khả năng có vi khuẩn lạ xâm nhập.

Theo dự kiến, NASA sẽ công bố các phát hiện đầu tiên về mẫu vật của tiểu hành tinh Bennu vào ngày 11/10 tới đây. "Kho báu" quý giá sau đó sẽ được chia cho các tổ chức khoa học và cơ quan vũ trụ thế giới khác nhau để cùng khám phá.

Trong đó, NASA sẽ giữ 70% mẫu vật để phân tích trong nhiều năm tới. 25% sẽ được chia sẻ giữa hơn 200 nhà khoa học tại 35 cơ sở khác nhau. 4% được trao cho Cơ quan Vũ trụ Canada và 0,5% cho Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News