NASA giới thiệu bức ảnh "selfie" khổng lồ của Trái đất
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/5 đã công bố bức ảnh "selfie" đầu tiên của Trái Đất, một bức ảnh có độ phân giải khổng lồ ghép từ 36.000 bức ảnh chụp thu thập trên mạng xã hội ghi lại hoạt động kỷ niệm Ngày Trái Đất tại khắp nơi trên thế giới.
Với mục tiêu tạo ra một bức ảnh tự chụp đầu tiên cho Trái Đất, NASA đã kêu gọi người dân trên toàn thế giới trong ngày Trái Đất 22/4 chụp và đăng tải các bức ảnh kỷ niệm ngày lễ này lên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter hay Instagram.
Người dân thế giới tại 113 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên cả năm châu lục đã cùng nhau hưởng ứng lời kêu gọi này.
Bức ảnh "selfie" của Trái Đất. (Nguồn: NASA)
NASA đã dành nhiều tuần sau đó để thu thập và chọn lọc từ hơn 50.000 để tạo ra thành phẩm là một bức ảnh với độ phân giải khổng lồ 3,2 gigapixel tái hiện hình ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh khí hậu Suomi NPP.
Phát biểu nhân sự kiện này, Phó Giám đốc Bộ phận Khoa học Trái Đất của NASA Peg Luce cho biết cơ quan này rất vui mừng khi nhận được sự hưởng ứng tham gia đông đảo từ nhiều quốc gia, khi người dân trên toàn thế giới cùng nhau tham gia một hoạt động chung tôn vinh Mẹ Trái Đất.
Ông hy vọng hoạt động này sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như nhận thức đối với các nỗ lực của NASA để bảo vệ Hành tinh Xanh.
Những người quan tâm có thể xem bức ảnh đặc biệt này của Trái Đất cùng các đoạn phim và thông tin liên quan tại trang mạng của NASA (http://www.nasa.govNASA).
Theo định nghĩa của từ điển thuật ngữ Merriam-Webster, "selfie" hay "ảnh tự sướng" là "ảnh của một người do người đó tự chụp sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và thường dùng để đăng lên các trang mạng xã hội".
Là một từ thông dụng của truyền thông xã hội, trong năm 2013, "selfie" đã được cập nhật vào từ điển Oxford trực tuyến và được từ điển tiếng Anh này chọn là "từ của năm".

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
