NASA hoãn phóng tàu con thoi Discovery đến ngày 3/11
Ngày 30/10, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo hoãn phóng tàu con thoi Discovery đến ngày 3/11 tới.
Kế hoạch phóng tàu con thoi Discovery ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 1/11, song NASA đã quyết định hoãn lại do một lỗ thủng trong hệ thống điều áp. Theo Tân Hoa Xã, Các kỹ thuật viên của NASA đã phải làm việc suốt đêm để khắc phục sự cố này và những tiến bộ quan trọng trong quá trình sửa chữa đã đạt được.
Tàu Discovery trên bệ phóng, chuẩn bị cho sứ mệnh lịch sử. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, tàu Discovery được đưa vào bệ phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ) sáng 21/9 (giờ địa phương), để dự kiến cất cánh vào ngày 1/10. Nhưng chuyến bay lịch sử của tàu Discovery cũng bị hoãn lại 1 tháng để NASA xử lý rò rỉ ở bộ phận nhiên liệu của tàu.
Phi hành đoàn tàu Discovery mang ký hiệu STS-133 gồm chỉ huy trưởng Steven Lindsey, phi công Eric Boe và các nhà du hành Alvin Drew, Michael Barratt, Tim Kopra, Nicole Stott (nữ).
Các phi hành gia sẽ đem đến kết nối cho ISS các bộ phận mới, trong đó có một mô-đun cố định đa năng.
Đặc biệt, họ cũng sẽ đem đến trạm một robot có tên Robotnaut 2, nhằm thay thế các phi hành gia thực hiện nhiều thao tác nguy hiểm như đi ra ngoài khoảng không vũ trụ.
Được biết, đây là sứ mệnh cuối cùng của tàu Discovery kể từ khi nó được phóng lần đầu tiên vào không gian ngày 30/8/1984 và là một trong hai sứ mệnh cuối cùng của đội tàu con thoi của NASA.
[#RelatedNews(12)#] |

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
