NASA hủy đi bộ không gian vì mảnh rác vũ trụ

NASA hoãn chuyến đi bộ không gian hôm 30/11 để đề phòng nguy cơ từ mảnh rác vũ trụ bay quá gần trạm ISS.

Theo lịch trình, hai phi hành gia sẽ mặc bộ đồ không gian, trôi nổi bên ngoài trạm ISS và dành 6,5 giờ thay thế hệ thống ăngten bị lỗi. Nhưng sáng sớm ngày 30/11, NASA cho biết họ nhận được "cảnh báo về mảnh rác" gần trạm ISS vào đêm hôm trước. Nhà chức trách không tiết lộ mảnh rác bay qua trạm ISS khi nào hoặc ở khoảng cách bao xa. Phi hành gia Thomas Marshburn và Kayla Barron của NASA sẽ đi bộ không gian vào ngày khác.


Phi hành gia Thomas Pesquet trong chuyến đi bộ không gian hồi tháng 6/2021. (Ảnh: ESA)

"Do thiếu cơ hội đánh giá đầy đủ rủi ro đối với các phi hành gia, chúng tôi quyết định dời chuyến đi bộ không gian dự kiến diễn ra hôm 30/11 sang ngày khác cho tới khi có thêm thông tin", NASA cho biết.

Đây không phải lần đầu tiên rác vũ trụ làm gián đoạn hoạt động của trạm ISS. Số lượng mảnh rác ở quỹ đạo của Trái Đất đang tăng dần trong những năm qua khi tàu vũ trụ tan vỡ, vệ tinh ngừng hoạt động đâm vào nhau và các nước thử nghiệm tên lửa phá hủy vệ tinh. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), trung bình 12 sự kiện như trên xảy ra mỗi năm trong hai thập kỷ qua.

Rác vũ trụ không chỉ làm rối lịch trình của NASA mà còn rất nguy hiểm. Hàng trăm nghìn mảnh vỡ của vệ tinh và tên lửa cũ bay quanh Trái Đất ở tốc độ nhanh gấp 10 lần đạn bắn. Nếu mảnh rác vũ trụ đâm vào trạm ISS, nó có thể tạo ra lỗ thủng. Nếu va vào phi hành gia đang đi bộ không gian, tai nạn có thể gây tử vong. Năm 2020, trạm ISS 3 lần phải điều chỉnh độ cao để tránh khỏi đường bay của mảnh vỡ rủi ro cao. Hồi tháng 6/2021, một mảnh rác vũ trụ làm thủng cánh tay robot hỗ trợ đi bộ không gian của trạm ISS.

Các nhà chức trách chưa rõ mảnh rác hôm 30/11 có liên quan tới thử nghiệm phá hủy vệ tinh hôm 15/11 của Nga hay không. Thử nghiệm này khiến một tàu vũ trụ cũ của Nga phát nổ, tạo thành đám mây mảnh vỡ phân tán khắp quỹ đạo Trái Đất. Phi hành gia trên trạm ISS phải lánh tạm vào tàu vũ trụ, sẵn sàng tách khỏi trạm và bay khẩn cấp về Trái Đất nếu cần. Sau khoảng hai giờ trú ẩn khẩn cấp, họ quay trở lại hoạt động bình thường. Dana Weigel, phó quản lý chương trình ISS của NASA, cho biết cần vài tháng để phân loại những mảnh vỡ lớn từ thử nghiệm tên lửa của Nga và đánh giá khoảng cách của chúng khi bay qua trạm ISS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News