NASA kêu gọi đóng góp ý tưởng giúp kính viễn vọng Hubble tránh cảnh bị bốc cháy

Kể từ khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990, Hubble vẫn luôn được coi là kính viễn vọng không gian mang tính biểu tượng nhất thế giới.

Tuy nhiên, theo dự tính của các các cơ quan vũ trụ, cái kết cuối cùng của Hubble có thể sẽ đến vào những năm 2030, khi quỹ đạo của kính viễn vọng này liên tục giảm độ cao trước khi rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy.

Theo đó, kể từ khi được bảo trì lần cuối bởi chương trình tàu con thoi của NASA (hiện đã ngừng hoạt động vào năm 2009), quỹ đạo của kính viễn vọng 32 tuổi này đã giảm độ cao khoảng 25km.

Hubble hiện vẫn đang quay quanh Trái đất ở độ cao 549km. Tuy nhiên, NASA muốn đưa nó trở lại khoảng 600km so với mặt đất, tức vị trí ban đầu khi Hubble được phóng vào năm 1990.


Nếu các hành động khẩn cấp không được thực hiện, quỹ đạo của Hubble sẽ tiếp tục giảm dần trước khi kính rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy, dự kiến vào những năm 2030. (Ảnh: NASA)

Để làm được điều này, NASA kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau, từ đó hiện thực hóa ý tưởng của cơ quan này. Theo đó, NASA muốn sử dụng các tàu vũ trụ tư nhân để giúp tăng quỹ đạo của Hubble. Điều này cho phép mở rộng sứ mệnh của Hubble, cho phép kính có thể tiếp tục hoạt động cùng với kính viễn vọng James Webb mới trị giá 10 tỷ USD của NASA.

Đầu năm nay, SpaceX của Elon Musk đưa ra một đề xuất sử dụng tàu vũ trụ chuyên "chở hàng" Dragon của công ty này, vốn có khả năng thực hiện các sứ mệnh tương tự như các tàu con thoi từng làm trước đây.

Vào thời điểm đó, NASA cho biết họ sẽ xem xét kỹ lưỡng tính khả thi từ lời đề nghị của SpaceX. Tuy nhiên, trong thông cáo mới nhất được đưa ra, NASA mong muốn nhận được đề xuất từ tất cả các công ty tư nhân trong ngành hàng không vũ trụ, về việc làm sao có thể đưa kính Hubble lên quỹ đạo cao hơn.

Điều này có nghĩa, mỗi công ty sẽ phải ra đưa các giải pháp sử dụng tên lửa / tàu vũ trụ phù hợp cho sứ mệnh trên.

Được biết, thời hạn cuối để các công ty hàng không vũ trụ có thể tham gia và trình bày ý tưởng của mình là ngày 24/1/2023.

"Cách làm này là một ví dụ thú vị về các phương pháp đổi mới mà NASA đang khám phá thông qua quan hệ đối tác công-tư", Thomas Zurbuchen, phó quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học tại Trụ sở chính của NASA cho biết.

Nếu kính Hubble có thể tăng độ cao quỹ đạo thành công, vòng đời của kính viễn vọng này có thể kéo dài thêm khoảng từ 15 đến 20 năm. Bản thân các công ty hàng không vũ trụ có thể áp dụng giải pháp của mình cho các tàu vũ trụ hay vệ tinh khác để tăng tuổi thọ hoạt động, đặc biệt là với các thiết bị hoạt động ở quỹ đạo gần Trái đất.

Năm ngoái, các kỹ sư đã phải khắc phục sự cố tồi tệ nhất trong nhiều năm đối với Hubble, vốn đã thực hiện tổng cộng hơn 1,5 triệu lượt quan sát.

Các chuyên gia đã dành hơn một tháng để điều tra nguyên nhân của sự cố với máy tính tải trọng giúp điều khiển các thiết bị khoa học trên kính.

Chỉ trong năm nay, Hubble đã chụp được hình ảnh ngôi sao xa nhất trong vũ trụ và sao chổi lớn nhất từng được phát hiện. Người kế vị của nó, Kính viễn vọng Không gian James Webb, đã được phóng vào Ngày Giáng sinh năm ngoái và bắt đầu hoạt động vào tháng Bảy năm nay. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học mong muốn cả 2 kính viễn vọng này sẽ hoạt động song song với nhau trong vài năm tới.

Việc nghiên cứu các giải pháp được gửi tới NASA dự kiến sẽ mất khoảng sáu tháng để hoàn thành. Sau đó các quan chức của NASA sẽ xác định liệu có khả thi để bắt đầu lên kế hoạch cho một sứ mệnh kéo dài tuổi thọ của Hubble hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News