Sốc ngược: Sự thật về bong bóng khổng lồ bám trên "quái vật" chứa Trái đất

Một nghiên cứu từ Nhật Bản đã đưa ra lời giải cho một trong những cấu trúc ma quái và bí ẩn nhất từng được phát hiện: Cặp bong bóng Fermi khổng lồ thổi ra từ trung tâm thiên hà chứa Trái Đất.

Được phát hiện lần đầu bởi Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi vào năm 2010, cặp bong bóng Fermi này trở thành bí ẩn lớn của giới thiên văn trong suốt hơn một thập kỷ vì đây là lần đầu tiên một cấu trúc như vậy từng được quan sát.

Khổng lồ và ma quái, cặp bong bóng Fermi đối xứng nhau qua mặt phẳng thiên hà, như thổi ra từ 2 phía của trung tâm thiên hà, nơi ngự trị lỗ đen quái vật Sagittarius A*.


Cặp bong bóng Fermi (màu xanh lục).

Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi giáo sư Yutaka Fujita từ Trường Đại học Đô thị Tokyo đã trình bày bằng chứng mới dựa trên một mô hình mà ông và các cộng sự tái hiện về thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã tìm ra một cặp đôi hiện tượng là "sốc thuận" và "sốc ngược", trong đó sốc ngược là thứ đã thổi lên cặp bong bóng ma quái.

Cụ thể, mọi thứ bắt nguồn từ các cơn gió thổi ra rất nhanh từ lỗ đen quái vật Sagittarius A*. Gió thiên hà không phải như những cơn gió mát lành của Trái Đất, mà là một nguồn năng lượng vũ bão phun trào vào thế giới xung quanh, với tốc độ 1.000 km/giây.

Những cơn gió mang dòng hạt tích điện này "dội bom" vào không gian xung quanh, gây ra một cú sốc đến quầng khí xung quanh thiên hà. Sự va chạm nhanh, mạnh, dữ dội này đã tạo ra cú sốc ngược, dẫn đến một môi trường đặc biệt với khác biệt mạnh về nhiệt độ, năng lượng. Và đó chính là lớp vỏ của bong bóng Fermi.

Mô phỏng cho thấy quá trình này cũng xảy ra ở các thiên hà khác, chỉ là các kính viễn vọng của chúng ta chưa đủ khả năng để "nhìn" thấy chúng.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình

Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Đăng ngày: 17/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News