NASA: Kính viễn vọng trúng "bom ảo ảnh" từ hành tinh khác?

Nghiên cứu mới từ NASA chỉ ra thứ có thể là nguyên nhân khiến con người chưa thể tìm thấy sinh vật ngoài hành tinh.

Một cách không cố ý, nhiều hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có thể đã ném vào các hệ thống kính viễn vọng của người Trái đất những quả "bom ảo ảnh", che mờ hoàn toàn những dấu hiệu của sự sống mà chúng ta khát khao tìm kiếm.

NASA: Kính viễn vọng trúng bom ảo ảnh từ hành tinh khác?
Ảnh đồ họa mô tả về một "bản sao Trái đất" thuộc hệ sao khác - (Ảnh: NASA)

Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Prabal Saxena từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA. "Bom ảo ảnh" hay "bom quang hành tinh" thật ra là một kiểu ô nhiễm ánh sáng mạnh mẽ mà dữ liệu quang học của các kính viễn vọng có thể gặp phải.

Nếu người ngoài nhìn Trái đất và sao Hỏa, hoặc Trái đất và sao Kim từ một vị trí thuận lợi ở rất xa, họ cũng có thể hứng phải một quả bom quang học tương tự - khi ánh sáng bị nhiễu khiến 2 hành tinh chỉ như 1 vật thể duy nhất.

Bom quang học này thực ra chỉ là ánh sáng "lang thang", hắt từ một hành tinh khác gần hành tinh mà chúng ta muốn quan sát. Thế nhưng với kỹ thuật quan sát ngoại hành tinh hiện nay - chủ yếu dựa trên quang phổ của vật thể để tìm hiểu về tính chất của nó, tìm kiếm các dấu hiệu hóa học của sự sống hay các thành phần khác... ánh sáng này đủ phá hỏng tất cả.

Ví dụ, ánh sáng bị nhiễu có thể che mờ những dấu hiệu hóa học của một loại hợp chất đại diện cho sự sống, làm chúng ta "nhìn" nó thành một hợp chất khác khi xem xét quang phổ.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp các nhà khoa học hành tinh nên ứng dụng khi tìm hiểu bất kỳ hành tinh xa xôi nào. Đó có thể là dùng nhiều hệ thống quan sát thiên văn để kiểm ra cùng một khu vực hoặc chỉ dùng một kính viễn vọng duy nhất nhưng quan sát với thời gian dài. Càng nhiều dữ liệu, càng dễ phân biệt đâu là ánh sáng thật, đâu là nhiễu sáng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu phát hiện siêu lỗ đen bắn ra thứ lớn gấp 50 lần thiên hà của nó

Lần đầu phát hiện siêu lỗ đen bắn ra thứ lớn gấp 50 lần thiên hà của nó

Lỗ đen quái vật của thiên hà NCG2663 có thể là một trong những siêu lỗ đen vĩ đại nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 22/08/2022
Liệu trình độ công nghệ hiện tại của con người có thể đốt cháy sao Mộc không?

Liệu trình độ công nghệ hiện tại của con người có thể đốt cháy sao Mộc không?

Kích hoạt sao Mộc dường như là một kế hoạch khả thi trong bộ phim khoa học viễn tưởng The Wandering Earth (Địa cầu lưu lạc).

Đăng ngày: 22/08/2022
Sự thật về tiểu hành tinh cổ đại Bennu... từ một viên thiên thạch

Sự thật về tiểu hành tinh cổ đại Bennu... từ một viên thiên thạch

Vào năm 2019, khi tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA tiếp cận tiểu hành tinh Bennu, các nhà khoa học đã nhìn thấy thứ gì đó tuyệt đẹp trong các bức ảnh được gửi về Trái đất.

Đăng ngày: 22/08/2022
Châu Âu tìm cách sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Châu Âu tìm cách sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ kêu gọi các nước thành viên cấp kinh phí cho chương trình điện mặt trời trong vũ trụ tại một cuộc họp quan trọng cuối năm nay.

Đăng ngày: 22/08/2022
NASA công bố các địa điểm được chọn để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt trăng

NASA công bố các địa điểm được chọn để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt trăng

NASA dự kiến phóng tàu không gian Artemis đầu tiên vào ngày 29-8. Hiện tên lửa và tàu Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida.

Đăng ngày: 21/08/2022
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 20/08/2022
Liệu thuyết Big Bang có thể sai?

Liệu thuyết Big Bang có thể sai?

Những hình ảnh từ kính viễn vọng James Webb đặt ra nhiều nghi vấn về sự tồn tại của vũ trụ giãn nở, yếu tố giúp các nhà khoa học đặt ra thuyết Big Bang.

Đăng ngày: 20/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News