NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế ISS

Ngày 2/12, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã trao các hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD cho 3 công ty để phát triển các trạm vũ trụ thương mại nhằm thay thế Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) dự kiến dừng vận hành vào cuối thập kỷ này.

Công ty Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos, công ty hàng không vũ trụ Nanoracksnhà thầu quốc phòng Northrop Grumman đã giành được các hợp đồng lần lượt là 130 triệu USD, 160 triệu USD và 125,6 triệu USD để phát triển các trạm vũ trụ. Trước đó, một công ty khác là Axiom Space đã nhận được hợp đồng trị giá 140 triệu USD.

NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế ISS
Ảnh minh họa: techcrunch.com

NASA đang chuyển dần cho lĩnh vực tư nhân đảm nhận công đoạn phát triển phần cứng nhằm giảm thiểu chi phí và tập trung vào mục tiêu đầy tham vọng, bao gồm xây dựng môi trường sống trên Mặt Trăng và thực hiện sứ mệnh đưa một phi hành đoàn lên sao Hỏa.

Trong tuyên bố ngày 2/12, Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết cơ quan này đang hợp tác với các công ty Mỹ phát triển các trạm ngoài không gian, nơi mọi người có thể đến thăm, sống và làm việc, qua đó NASA có thể tiếp tục khám phá một đường đi ngoài không gian phục vụ lợi ích của nhân loại cũng như thúc đẩy các hoạt động thương mại ngoài không gian.

Giám đốc Thương mại vũ trụ của NASA, ông Phil McAlister cho biết các hợp đồng này sẽ giúp Mỹ duy trì sự hiện diện của con người trên quỹ đạo gần Trái Đất.

Công ty Blue Origin hiện đang hợp tác với công ty Sierra Space phát triển trạm vũ trụ Orbital Reef có sức chứa tối đa 10 người. Trạm Orbital Reef được mô tả là một khu “dịch vụ hỗn hợp trong không gian” hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong môi trường phi trọng lực.

Trong khi đó, công ty Nanoracks đang phối hợp với các đối tác Voyager Space và Lockheed Martin phát triển trạm vũ trụ mang tên "Starlab" và phóng trạm này lên không gian vào năm 2027. Dự kiến, trạm "Starlab" sẽ chứa một phòng thí nghiệm sinh học, phòng thí nghiệm trồng thực vật, phòng thí nghiệm khoa học vật lý, nghiên cứu vật liệu và một khu vực làm việc.

Northrop Grumman, công ty đã phát triển tàu vũ trụ Cygnus cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa lên ISS, có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ theo kiểu module (lắp ghép từng bộ phận), bao gồm các khu vực phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch và thí nghiệm công nghiệp.

Mặc dù 3 công ty chưa công bố tổng kinh phí ước tính cho việc phát triển các trạm vũ trụ trên, Giám đốc Thương mại vũ trụ của NASA tiết lộ mức phân bổ tài chính của cơ quan này cho các dự án không vượt quá 40%.

Trạm ISS, một biểu tượng của hợp tác quốc tế giữa Mỹ và Nga, đã tồn tại 21 năm. Trạm được đánh giá là an toàn cho đến năm 2028. Người đứng đầu NASA hy vọng trạm này sẽ duy trì hoạt động đến năm 2030. NASA kỳ vọng đến thời điểm đó có trạm vũ trụ thương mại thay thế ISS.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ớt vũ trụ của NASA lập hai kỷ lục mới

Ớt vũ trụ của NASA lập hai kỷ lục mới

Thí nghiệm trồng và thu hoạch ớt trong vũ trụ của NASA lập kỷ lục cung cấp thức ăn cho nhiều phi hành gia nhất và thí nghiệm dài nhất trên trạm ISS.

Đăng ngày: 07/12/2021
Hành tinh bên cạnh Trái đất xuất hiện thứ giúp sự sống trỗi dậy?

Hành tinh bên cạnh Trái đất xuất hiện thứ giúp sự sống trỗi dậy?

Một bằng chứng gây bất ngờ vừa được phát hiện trên Sao Kim - hành tinh từng là bản sao của Trái Đất - đưa các nhà khoa học đến gần hơn hy vọng tìm ra sự sống.

Đăng ngày: 07/12/2021
Tiểu hành tinh trị giá gần 5 tỷ USD đang lao tới Trái đất

Tiểu hành tinh trị giá gần 5 tỷ USD đang lao tới Trái đất

Tiểu hành tinh 4660 Nereus mang theo trữ lượng lớn kim loại trị giá 4,71 tỷ USD dự kiến sẽ tiến vào quỹ đạo của Trái đất vào ngày 11/12 tới.

Đăng ngày: 06/12/2021
Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc thám hiểm

Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc thám hiểm "ngôi nhà bí ẩn" trên Mặt Trăng

Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc sẽ nghiên cứu một vật thể hình khối bí ẩn mà nó đã phát hiện trước đây trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 06/12/2021
Mời chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021 tại Nam Cực

Mời chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021 tại Nam Cực

Nhật thực toàn phần kéo dài gần 2 phút và chỉ quan sát được ở Nam Cực, nơi các nhà khoa học nghiên cứu và chim cánh cụt sinh sống.

Đăng ngày: 05/12/2021
Lần đầu tiên phát hiện ánh sáng có thể từ vụ va chạm giữa hai hố đen

Lần đầu tiên phát hiện ánh sáng có thể từ vụ va chạm giữa hai hố đen

Theo Space, các nhà thiên văn học có thể đã lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng từ hai hố đen va chạm.

Đăng ngày: 04/12/2021
Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa

Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa

Tỉ phú Elon Musk cho biết hôm 30-11 một số vệ tinh Starlink của Công ty SpaceX đã phải né các mảnh vỡ từ vụ thử tên lửa của Nga.

Đăng ngày: 04/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News