NASA lần đầu chụp được 4 vật thể xuyên không 13,4 tỉ năm, cổ nhất vũ trụ
Siêu kính viễn vọng James Webb vừa lập một kỷ lục mới khi vươn tới nơi vũ trụ mới chỉ bằng 2% tuổi của hiện tại và chụp được những thiên hà cổ xưa nhất từng được biết đến.
Nghiên cứu dữ liệu của James Webs, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được 4 thiên hà tồn tại khi vũ trụ chưa đầy 400 triệu tuổi, nằm cách chúng ta hơn 13,4 tỉ năm ánh sáng.
Khi quan sát được một vật thể ở độ xa như thế, con số 13,4 tỉ năm ánh sáng vừa là tuổi của vật thể, vừa là thời gian để ánh sáng từ vật thể đó chạm đến Trái đất. Do đó, những gì mà James Webb giúp chúng ta thấy cũng là hình ảnh "xuyên không" từ 13,4 tỉ năm trước, khi các thiên hà này còn non trẻ. Có thể chúng đã bị diệt vong hoặc thay đổi lớn trong hiện tại.
Cận cảnh 4 vật thể xa xưa nhất từng được nhân loại nhìn thấy - (Ảnh: NASA/ESA/CSA).
"Điều quan trọng là phải chứng minh những thiên hà James Webb ghi lại thực sự cư trú trong vũ trụ sơ khai. Rất có thể các thiên hà gần sẽ "giả dạng" thành thiên hà rất xa. Nhìn thấy quang phổ được tiết lộ, chúng tôi hy vọng và đã xác nhận. Một số ở xa hơn những gì Hubble có thể nhìn thấy. Đó là mộ thành tựu cực kỳ thú vị cho sứ mệnh" - nhà thiên văn học Emma Curtis-Lake từ Trường Đại học Hertfordshire (Anh), một đồng tác giả, cho biết.
Để chụp được hình ảnh quý giá đó, James Webb và nhóm điều hành sứ mệnh JADES nhắm vào các thiên hà trong không gian siêu sâu đã soi một lần nữa vào khu vực trong và xung quanh Trường siêu sâu của Hubble.
Nhờ hình ảnh thu được sắc nét hơn, những thiên hà quá xa đã dần lộ diện. 250 thiên hà mờ nhạt đã được lọc ra để nghiên cứu và xác định những cái cổ xưa nhất. Bốn cái có tuổi đời trên 13,4 tỉ tuổi đã được xác định.
Vùng vũ trụ sơ khai mà Hubble và James Webb đã cùng nhau khai phá - (Ảnh: NASA/ESA/CSA)
Theo đồng tác giả Brant Robertson từ Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ), thiên hà xa xưa nhất trong cụm có thể có xuất hiện chỉ 330 triệu năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.
"Thật khó để hiểu các thiên hà nếu không hiểu các giai đoạn phát triển ban đầu của chúng. Cũng giống như con người, rất nhiều điều xảy ra sau này phụ thuộc vào những thế hệ đầu tiên này. Rất nhiều câu hỏi về thiên hà đang chờ đợi James Webb" - đồng tác giả Sandro Tacchella, từ Đại học Cambridge (Anh), giải thích.
James Webb là siêu kính viễn vọng tối tân nhất thế giới vừa được triển khai thành công trong năm nay, chế tạo và điều hành chính bởi NASA của Mỹ, với sự cộng tác của các cơ quan vũ trụ ở châu Âu và Canada là ESA và CSA.
Trước khi James Webb, ngôi vị "vua" của các kính viễn vọng thuộc về Hubble trong suốt hơn 3 thập kỷ hoạt động, cũng điều hành chính bởi NASA, có sự hợp tác của ESA.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
