NASA lắp ráp xong kính viễn vọng 9,7 tỷ USD

Nhóm kỹ sư hoàn thành lắp ghép các bộ phận của James Webb, kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới, tại California hôm 28/8.

"Việc lắp ráp kính, các thiết bị khoa học, tấm chắn ánh sáng Mặt Trời và thân tàu vũ trụ để hợp thành kính viễn vọng không gian là thành tựu đáng kinh ngạc của nhóm chế tạo James Webb. Dấu mốc này tượng trưng cho nỗ lực của hàng nghìn  người tận tụy trong hơn 20 năm tại NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA), công ty Northrop Grumman và các đối tác khác", Bill Ochs, quản lý dự án James Webb tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc NASA, cho biết.

NASA lắp ráp xong kính viễn vọng 9,7 tỷ USD
Kính viễn vọng không gian James Webb được ghép hoàn chỉnh tại California. (Ảnh: NASA/Chris Gunn).

Nhóm kỹ sư dùng cần cẩu nhẹ nhàng hạ thấp các bộ phận xuống thân tàu. Tấm chắn sáng phức tạp và có thể gấp lại của James Webb, giúp che mát cho các thiết bị trong lúc hoạt động, cũng được ráp với thân tàu. Cuối cùng, các kỹ sư ghép nối hai nửa của James Webb. Họ sẽ tiếp tục tiến hành nối điện cho hai nửa kính viễn vọng.

Việc lắp ráp hoàn thiện kính viễn vọng diễn ra tại một cơ sở của Northrop Grumman ở Redondo Beach, bang California, Mỹ. James Webb được đánh giá là kính viễn vọng mạnh nhất thế giới và là "người kế vị" của kính viễn vọng Hubble. James Webb dự kiến phóng lên vũ trụ tháng 3/2021.

Quá trình chế tạo và lắp ráp James Webb gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ năm 2009, tổng chi phí đã tăng gần gấp đôi, ngày phóng cũng bị lùi lại gần 7 năm. Tuy nhiên, kính viễn vọng này sẽ mang lại lợi ích to lớn trong tương lai.

James Webb sẽ hoạt động cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km. Kính viễn vọng này quan sát vũ trụ bằng ánh sáng hồng ngoại, giúp tìm lời giải cho một số câu hỏi lớn. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng nó để tìm kiếm dấu hiệu sự sống trong khí quyển của các ngoại hành tinh gần, nghiên cứu quá trình những thiên hà hay ngôi sao đầu tiên hình thành và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.

"Thật thú vị vì đây là lần đầu tiên tất cả bộ phận hợp lại thành kính viễn vọng không gian James Webb. Nhóm kỹ sư đã đạt được một bước tiến lớn. Chúng ta sẽ sớm thấy những hình ảnh mới về vũ trụ kỳ diệu", Gregory Robinson, giám đốc chương trình James Webb tại NASA nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà máy biến nước biển thành 75.000 lít nước uống mỗi ngày

Nhà máy biến nước biển thành 75.000 lít nước uống mỗi ngày

Tổ chức phi lợi nhuận GivePower xây dựng nhà máy khử mặn nước chạy bằng năng lượng mặt trời ở vùng ven biển Kiunga, Kenya.

Đăng ngày: 09/08/2019
Kính thiên văn lớn nhất thế giới sẽ vận hành vào năm 2027

Kính thiên văn lớn nhất thế giới sẽ vận hành vào năm 2027

Đã hoàn tất công việc với chiếc gương thứ hai trong số bảy chiếc gương cho Kính viễn vọng Khổng lồ Magellanic (GMT) dựng ở Chile, phía nam sa mạc Atacama.

Đăng ngày: 08/08/2019
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng?

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng?

Bức ảnh đập Tam Hiệp (Trung Quốc) bị biến dạng đang thu hút sự chú ý của truyền thông cả trong lẫn ngoài Trung Quốc.

Đăng ngày: 09/07/2019
Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Nhà máy điện hạt nhân (NPP) nổi đầu tiên trên thế giới do Nga xây dựng có tên gọi

Đăng ngày: 03/07/2019
Những

Những "siêu công trình" bị lãng quên vì... đi trước thời đại

Ngay cả những công trình vĩ đại nhất mà thế giới đang có ở thời điểm hiện tại, cũng sẽ dễ dàng bị soán ngôi nếu những siêu dự án đi trước thời đại này được hiện thực hóa!

Đăng ngày: 23/06/2019
Bảo tàng Tương lai – Biểu tượng thế giới mới ở Dubai?

Bảo tàng Tương lai – Biểu tượng thế giới mới ở Dubai?

Trong tương lai, những ai lái xe qua cao tốc Sheikh Zayed lớn nhất Dubai sẽ nhìn thấy một kiến trúc có hình thù như con mắt khổng lồ mọc lên cạnh tổ hợp Tháp Emirates.

Đăng ngày: 18/06/2019
Độc đáo tòa tháp hình xoắn ốc được làm từ gỗ đầu tiên trên thế giới

Độc đáo tòa tháp hình xoắn ốc được làm từ gỗ đầu tiên trên thế giới

Hiếm có tòa tháp hay công trình bằng gỗ nào có khả năng tạo thành hình xoắn ốc như vậy. Tất cả là nhờ một kỹ thuật xử lý gỗ vô cùng đặc biệt của các nhà nghiên cứu Đức.

Đăng ngày: 09/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News