NASA lên kế hoạch "nghe lén" ở Sao Hỏa
Các nhà khoa học của NASA đang nỗ lực tìm kiếm và ghi lại những âm thanh có thể có trên Hỏa tinh.
Các nhà khoa học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ lắp các microphone thu âm vào xe tự hành Mars Rover, xe tự hành mới nhất của NASA.
Bề mặt toàn đá và cát bụi của Hỏa tinh. (Nguồn: NASA).
Cho đến nay con người vẫn chưa biết gì về các âm thanh xuất hiện trên Hành tinh Đỏ. Người ta hy vọng có thể thay đổi thực tế này, khi Mars Rover được phóng lên Hỏa tinh vào năm 2020.
Từ trước đến nay, đã có nhiều kế hoạch để lắp máy ghi âm lên các xe tự hành được gửi lên Hỏa tinh nhưng tất cả đều thất bại, một phần bởi lý do tài chính. NASA đã từng lắp microphone lên xe tự hành Phoenix Lander nhưng thiết bị này đã bị mất liên lạc.
Kế hoạch cũng không dễ thực hiện khi áp suất khí quyển trên Hỏa tinh là từ 6 đến 10 đơn vị Torr (áp suất khí quyển ở mực nước biển trên Trái Đất là 735,5 đơn vị). Điều này có nghĩa là âm thanh sẽ cần phải lớn hơn rất nhiều thì đôi tai của con người hoặc đầu thu của micro mới có thể ghi lại được. Cũng có nghĩa là các microphone sẽ phải rất nhạy mới ghi lại được các âm thanh.
Hiện các nhà khoa học đang cân nhắc khả năng sử dụng loại micro của hãng Knowles, đã từng được lắp cho các xe tự hành thế hệ trước là Mars Polar Lander và Phoenix.
Ngoài thu âm, các microphone sẽ có thêm nhiệm vụ hỗ trợ thu thập số liệu thống kê về tốc độ gió và nghiên cứu bụi ở khoảng cách gần với xe tự hành.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
