NASA muốn "bắt" thiên thạch để làm trạm vũ trụ
Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lập kế hoạch tóm một thiên thạch rồi thay đổi quỹ đạo để biến nó thành trạm không gian.
Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng sẽ xem xét kế hoạch "bắt" thiên thạch trong vài tuần tới. Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ lần đầu tiên loài người toan tính tác động vào quỹ đạo của một thiên thể, Space đưa tin.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Viện Công nghệ California đã công bố một báo cáo để trình bày mức độ khả thi của kế hoạch bắt thiên thạch. Theo báo cáo, các nhà khoa học sẽ gắn một khoang đặc biệt vào tên lửa Atlas V và bắn nó vào một thiên thạch có khối lượng khoảng 500 tấn ở giữa trái đất và mặt trăng.
Hình minh họa một thiên thạch gần trái đất. (Ảnh: Discovery)
Khi tới gần mục tiêu, khoang đặc biệt sẽ phóng một chiếc túi có đường kính chừng 15m. Túi sẽ bọc thiên thạch bằng một dây giống như dải rút mà con người dùng để thắt miệng túi. Sau đó các động cơ đẩy của khoang sẽ tự khởi động để thay đổi quỹ đạo của thiên thạch và đưa nó tới quỹ đạo của mặt trăng. Sau khi tới vị trí này, thiên thạch sẽ trở thành một vệ tinh của mặt trăng và con người có thể thực hiện các vụ phóng tàu từ nó. Như vậy, nó sẽ đóng vai trò trạm trung chuyển của phi hành gia trong những chuyến bay xa, chẳng hạn như tới sao Hỏa, trong tương lai.
"Ý tưởng tận dụng thiên thạch đã ra đời từ hơn 100 năm trước, nhưng tới bây giờ ý tưởng đó mới có cơ hội trở thành hiện thực nhờ sự phát triển của công nghệ", báo cáo khẳng định.
Ban lãnh đạo NASA không bình luận về kế hoạch vì họ đang thảo luận với Nhà Trắng. Tuy nhiên, một số quan chức NASA tin rằng việc tóm thiên thạch có thể trở thành hiện thực trong vòng 10-20 năm nữa. Ngoài ra, công nghệ tóm thiên thạch cũng sẽ mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới: Khai thác kim loại và khoáng chất từ thiên thạch. Sắt là thành phần chủ yếu của một số thiên thạch nên con người có thể khai thác chúng để xây dựng trạm vũ trụ. Một số thiên thạch chứa nước nên các nhà khoa học có thể biến nước thành hydro và oxy để làm nhiên liệu cho tên lửa, động cơ phi thuyền.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
