NASA muốn biến Mặt trời thành kính chiếu yêu để tìm kiếm người ngoài hành tinh
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm động lực học phản lực của NASA đã tiết lộ một kế hoạch khá điên rồ khi họ định biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Họ hi vọng, bằng phương pháp này có thể "cận cảnh" được các hành tinh xa lạ với độ phân giải cao, cho phép xem được "đặc điểm bề mặt và các dấu hiệu sinh tồn" trên những hành tin này.
Theo kế hoạch, các nhà khoa học sẽ đặt một kính thiên văn tại một địa điểm xác định, dựa trên hiện tượng trường trọng lực của Mặt trời tập trung ánh sáng từ những nguồn yếu, xa vào trong khu vưc gọi là Thấu kính trọng trường Mặt trời. Điều này giúp nó có khả năng theo dõi một cách trực tiếp hình ảnh của những hành tinh giống Trái đất.
Các kính thiên văn hiện nay còn bị giới hạn bởi kích thước và khoảng cách quan sát.
Theo thuyết tương đối của Einstein, lực hấp dẫn tạo ra các đặc tính khúc xạ trong không gian – thời gian. Điều này có nghĩa là, những vật có trọng lượng lớn như Mặt trời, có thể được coi là một thấu kính nếu bẻ cong ánh sáng.
"Các tia sáng đi qua sẽ chệch hướng bởi lực hấp dẫn xung quanh thấu kính, chúng sẽ hội tụ lại tại điểm tiêu cự. Và trong hệ Mặt trời, chỉ có Mặt trời là hành tinh duy nhất có đủ khối lượng để tiêu cự nằm trong khoảng cách chúng ta có thể đặt được kính" – họ giải thích.
Nếu thành công, chúng ta có thể thu được những hình ảnh và quang phổ có độ phân giải lên tới 1.000*1.000 pixel.
Hiện, hầu hết các hệ thống kính thiên văn của chúng ta, bị hạn chế bởi kích thước và khoảng cách quan sát, mới chỉ đạt được độ phân giải vài pixel khi quan sát ở những điểm xa Trái đất.
Tuy nhiên, kế hoạch này có thể gặp một vài vấn đề. Kính thiên văn trong kế hoạch chỉ có thể làm việc nếu nó nằm trong điểm tiêu cự thuộc hệ Mặt trời mà điểm này thì lại xa hơn so với quỹ đạo của Pluto tới 14 lần. Trong khi, trên thực tế, tàu du hành vũ trụ Voyager 1 – tàu du hành đi xa nhất của chúng ta – mới chỉ đi được 1/5 quãng đường này trong vòng 50 năm qua.