NASA phát triển balo giúp phi hành gia lập bản đồ Mặt trăng
Balo KNaCK sử dụng công nghệ lidar để giúp phi hành gia định hướng trên Mặt trăng, đồng thời lập bản đồ chi tiết theo thời gian thực.
NASA hợp tác với các công ty Torch Technologies và Aeva để phát triển một hệ thống lập bản đồ viễn thám mang tên Balo Bản đồ và Điều hướng Động học (KNaCK), sử dụng công nghệ quét lidar di động để tạo ra những bản đồ có độ phân giải cực cao theo thời gian thực khi phi hành gia đi trên bề mặt Mặt trăng, Digital Trends hôm 21/4 đưa tin.
Michael Zanetti, nhà khoa học tại NASA, thử nghiệm nguyên mẫu balo KNaCK tại New Mexico, Mỹ, cuối năm 2021. (Ảnh: NASA/Michael Zanetti)
Thiết bị mới có khả năng thu thập hàng triệu điểm đo mỗi giây và cũng có thể dùng để điều hướng, nhờ đó tăng sự an toàn cho các phi hành gia di chuyển trên Mặt trăng, dù đi bộ hay lái xe thám hiểm. Nó được phát triển nhằm phục vụ cho Artemis, chương trình đưa phi hành đoàn đầu tiên đáp xuống Mặt trăng kể từ năm 1972. Bộ thiết bị hiện có dạng balo nặng 18 kg nhưng các nhà khoa học dự định thu nhỏ để gắn vào mũ bảo hiểm của phi hành gia.
KNaCK sẽ đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ Mặt trăng vì phi hành gia cần khám phá những khu vực có tầm nhìn kém, ví dụ như cực nam, nơi Mặt Trời không bao giờ mọc cao quá 3 độ so với đường chân trời khiến phần lớn nơi đây chìm trong bóng tối vĩnh viễn.
"Về cơ bản, KNaCK là công cụ khảo sát dùng cho cả điều hướng và lập bản đồ khoa học, có thể tạo bản đồ 3D với độ phân giải cực cao và độ chính xác ở mức cm", tiến sĩ Michael Zanetti, nhà khoa học hành tinh, trưởng dự án KNaCK tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall thuộc NASA, cho biết.
"Thiết bị mới cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các phi hành gia và xe thám hiểm trong môi trường thiếu GPS như Mặt trăng, xác định khoảng cách thực đến các điểm mốc ở xa và hiển thị cho các nhà thám hiểm biết họ đã đi được bao xa và còn cách đích bao nhiêu", ông nói thêm.
Con người có xu hướng sử dụng điểm mốc như tòa nhà và cây cối để định hướng, nhưng những thứ đó không tồn tại trên Mặt trăng nên KNaCK sẽ rất hữu ích, theo Zanetti. Phi hành gia thậm chí có thể đánh dấu địa điểm mà họ tìm thấy khoáng vật hay loại đá độc đáo để những người khác có thể dễ dàng tới và nghiên cứu thêm.
Các kỹ sư đã thử nghiệm dùng nguyên mẫu KNaCK để lập bản đồ miệng núi lửa cổ đại ở New Mexico và tái dựng phiên bản 3D của dãy đụn cát chắn biển dài khoảng 10 km ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc NASA, bang Florida. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực thu nhỏ phần cứng và khiến nó đủ bền chắc để đối phó với những thách thức của vi trọng lực và bức xạ Mặt Trời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
