NASA phát triển drone trực thăng thám hiểm Sao Hỏa

Dù là một thành tựu trong công cuộc thám hiểm Sao Hỏa, ngay cả Curiosity cũng sẽ bị giới hạn tầm nhìn và khả năng di chuyển trên địa hình của Hành tinh Đỏ. Các mẫu drone trực thăng sẽ là lời giải cho vấn đề này.

Mars Helicopter - Mẫu trực thăng không người lái dự định sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như khám phá bề mặt sao Hỏa của NASA mới đây đã hoàn thành một vòng thử nghiệm quan trọng khác và dự kiến sẽ kịp hoàn thiện để tích hợp trên robot thám hiểm Mars 2020 (cũng sẽ được ra mắt chính thức vào mùa hè này). Để một chiếc máy cất cánh trong một trường trên sao Hỏa là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguyên nhân nằm ở việc lớp không khí của sao Hỏa mỏng hơn nhiều so với Trái đất.

Chiều cao tối đa của camera gắn trên các xe thám hiểm sao Hỏa của NASA sẽ quyết định giới hạn tầm nhìn của các dự án nghiên cứu. Các vùng địa hình quá cao có thể gây ảnh hưởng tới tầm nhìn này, nhất là khi xét tới kích cỡ vẫn còn tương đối hạn chế của các mẫu xe thám hiểm như Curiosity.

Lời giải đến từ Phòng thí nghiệm Phản lực của NASA sẽ là drone. Lợi thế của các dòng máy bay trực thăng không người lái trên Sao Hỏa là rất nhiều: theo NASA, việc đưa drone đi theo các xe thám hiểm "có thể giúp tăng gấp 3 lần khoảng cách thám hiểm của xe trong một ngày tại Sao Hỏa". Không chỉ giúp tạo ra góc nhìn mới để gửi về Trái đất, việc đưa drone kèm với xe thám hiểm sẽ giúp lựa chọn chính xác các địa điểm nghiên cứu.

Do không khí trên Sao Hỏa không đậm đặc như Trái đất, giải pháp drone tại đây cũng sẽ có các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt. So với drone trực thăng thông thường, drone trên Sao Hỏa sẽ phải giảm cân nặng, tăng kích cỡ cánh quạt hoặc tăng tốc độ vòng xoay để có thể hoạt động được trên Hành tinh Đỏ.

Hiện tại, NASA đã xây dựng các dòng drone thử nghiệm có kích cỡ chỉ bằng hộp đựng giấy ăn. Các thử nghiệm do Phòng thí nghiệm Phản lực thực hiện trong môi trường chân không "giả lập" bầu không khí tại Sao Hỏa cũng đã được hoàn thành. Mẫu drone hoàn thiện sẽ có cân nặng khoảng 1kg và sải cánh 1,1m.

Nếu NASA có thể thực sự đưa drone lên Sao Hỏa, các mẫu drone phụ trợ này sẽ hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Với thời lượng hoạt động chỉ 3 phút mỗi ngày và khoảng cách bay tối đa khoảng 500 mét, các dòng drone cỡ nhỏ của NASA sẽ chỉ đóng vai trò "con mắt" phục vụ cho thám hiểm một cách thuần túy. Song, ý tưởng đưa drone lên Sao Hỏa vẫn là một ý tưởng rất thú vị: xét cho cùng, khả năng bay không lo chướng ngại về địa hình cùng tốc độ di chuyển cao chắc chắn sẽ giúp drone thu thập và tái hiện hình ảnh sao Hỏa nhanh hơn nhiều so với xe thám hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News