NASA sẽ dùng công nghệ hạt nhân để phá hủy thiên thạch khi nó lao vào Trái Đất
Mặc dù tỷ lệ một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất của chúng ta là rất thấp nhưng NASA vẫn luôn ở trạng thái sẵn sàng cho mọi tình huống, và mới đây, cơ quan này đã công bố kế hoạch của họ trong việc phát hiện cũng như làm chệnh hướng thảm họa khi nó có nguy cơ xảy ra. Trong vòng 1 thập kỷ tới, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ dự định sẽ thiết kế và thử nghiệm nhiều phương án nhằm phá hủy hoặc làm chệnh hướng một thiên thạch khi nó lao về phía địa cầu.
NASA đang chuẩn bị phương án ứng phó khi thiên thạch được báo có nguy cơ đâm vào Trái đất.
Có tổng cộng 3 phương án có thể được dùng tới tùy thuộc vào kích thước của tiểu hành tinh và thời gian mà chúng ta có kể từ lúc phát hiện cho đến khi va chạm xảy ra. Kỹ thuật đầu tiên được gọi là “máy kéo trọng lực” - một con tàu vũ trụ cỡ lớn tiếp cận thiên thạch đủ gần để lực hấp dẫn của nó có thể kéo tiểu hành tinh này ra khỏi quỹ đạo ban đầu. Phương án thứ 2 được gọi là “va chạm động lực”, nghĩa là dùng một tàu vũ trụ để đâm trực tiếp vào thiên thạch nhằm thay đổi tốc độ và quỹ đạo của nó. Dự kiến giải pháp này sẽ được NASA thử nghiệm vào giữa năm 2021.
Phương án cuối cùng là dùng thiết bị hạt nhân để làm chệnh hướng hoặc bắn tiểu hành tinh ra thành từng mảnh nhỏ, đủ để nó bốc cháy khi xâm nhập vào bầu khí quyển Trái Đất. Được biết, NASA hiện đang hợp tác với Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Hoa Kỳ (Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp) để chuẩn bị các phương án ứng phó cho tình huống khẩn cấp khi một thiên thạch được dự báo có nguy cơ đâm vào hành tinh chúng ta.
Cơ quan Vũ trụ Mỹ cũng làm việc với các đài quan sát trên toàn thế giới nhằm theo dõi và phát hiện sớm các thiên thể có quỹ đạo gần Trái Đất. Mọi thông tin thu thập được đều được gửi về mạng lưới cảnh báo tiểu hành tinh quốc tế và Văn phòng về Hoạt động Vũ trụ Liên Hiệp Quốc (United Nations Office for Outer Space Affairs), giúp đưa ra thông báo sớm nhất cho các quốc gia khi Trái Đất sắp xảy ra va chạm với thiên thạch.
Qua internet, thông tin về việc phát hiện thấy một tiểu hành tinh có thể là mối đe dọa sẽ ngay lập tức được loan đi, theo Lindley Johnson đang làm việc tại Văn phòng hợp tác Bảo vệ hành tinh thuộc NASA.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
