NASA sẽ trồng cây trên mặt trăng
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ thực hiện một thí nghiệm mang tính cột mốc vào năm 2015. Đó là trồng cây trên bề mặt mặt trăng.
>>> NASA sắp lập vườn rau trên mặt trăng
Theo trang web khoa học Phys.org, nhóm nghiên cứu Môi trường trồng cây mặt trăng (LPGH) của NASA sẽ sử dụng các hộp có kích thước bằng hộp cà phê để bảo vệ cây trồng trước môi trường khắc nghiệt của mặt trăng.
Các hộp trồng cây sẽ đưa lên mặt trăng - (Ảnh: Phys.org)
Bên trong các hộp có máy quay, cảm biến và các thiết bị điện tử để chuyển thông tin về cây trồng trở lại trái đất. Mục tiêu của NASA là phát triển một phòng trồng trọt khép kín rất đơn giản, có thể kích thích việc cây nảy mầm trong 5 đến 10 ngày trên bề mặt mặt trăng.
NASA sẽ trồng loại cây gì? LPGH cho biết các ứng cử viên là cây củ cải, cây húng quế và cây hoa Arabidopsis. Chuyên gia Simon Gilroy thuộc ĐH Wisconsin-Madison cho biết Arabidopsis là “chuột bạch thí nghiệm của ngành sinh học cây trồng”. NASA sẽ sử dụng ánh sáng mặt trời trên bề mặt mặt trăng để kích thích quá trình nảy mầm.
NASA cho biết sẽ gửi phòng trồng cây này lên bề mặt mặt trăng trên tàu không gian thương mại trong chương trình Google Lunar X-Prize do tổ chức X Prize Foudation thực hiện và Google tài trợ.
NASA cho biết dự án trồng cây này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu về khả năng sống trên mặt trăng nhằm trả lời câu hỏi “liệu con người có thể sống và làm việc trên mặt trăng, không chỉ vài ngày mà nhiều năm”. Bước đầu tiên của quá trình này sẽ thử nghiệm trồng cây.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
