NASA thành lập bộ phận bảo vệ Trái Đất chống lại nguy cơ va chạm với thiên thạch
NASA đã chính thức thành lập bộ phận hợp tác bảo vệ hành tinh (PDCO) với nhiệm vụ dò tìm những thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất. Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng sẽ dành khoảng kinh phí 50 triệu đô la cho NASA trong năm 2016 để sử dụng kính thiên văn NEO để PDCO sử dụng cho mục đích nói trên.
NASA cũng đã xây dựng những kịch bản đối phó khi có thảm họa đe dọa.
Hiện tại các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 90% các thiên thạch gần Trái Đất với kích thước lớn hơn 1,22km và bây giờ, PDCO sẽ tiếp tục tìm kiếm nốt số còn lại, đồng thời mở rộng ra các thiên thạch có kích thước từ 137 mét trở lên.
Bên cạnh việc liên tục sử dụng kính thiên văn NEO để truy tìm các thiên thạch, NASA cũng có nhiệm vụ phát đi cảnh báo tới các cơ quan khác nhằm phối hợp đối phó khi có những nguy cơ tác động tới sự an toàn của Trái Đất.
Mặc dù cho tới hiện tại, chưa có mối đe dọa nào được công bố nhưng NASA cũng đã xây dựng những kịch bản đối phó khi có thảm họa đe dọa.
Một trong những phương pháp là sứ mạng chuyển hướng thiên thạch dự kiến được khởi động chính thức vào năm 2020 và theo mô tả là "sử dụng khối lượng của một vật thể khác để kéo thiên thạch chệch khỏi quỹ đạo bay ban đầu của nó" nhằm tránh nguy cơ đâm vào Trái Đất. Và đó cũng là một trong số nhiều giải pháp mà các nhà khoa học của NASA đang nghiên cứu để cứu hành tinh này trước các nguy cơ diệt vong từ vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
